- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện
b. Hoạt động xâm thực của sông và dòng chảy tạm thời trên sườn dốc
2.2.3.1. Thành phần thạch học, cấu trúc đất đá
Trong cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu bao gồm nhiều thành tạo địa chất khác nhau trên lãnh thổ không rộng. Bên cạnh đó điều kiện thành tạo, thành phần hóa khoáng, đặc điểm kiến trúc - cấu tạo của đá rất đa dạng, đặc điểm cấu trúc uốn nếp, phá hủy đứt gãy kiến tạo có phương gần như trùng hợp với hướng triển khai các tuyến đường HCM, vận động nâng kiến tạo từ yếu đến mạnh, từ đó có thể dự báo trước đặc điểm phân bố trượt không đồng đều trong không gian và cường độ hoạt động của chúng không đồng nhất theo thời gian.
Thật vậy, sự đa dạng của hệ tầng và magma xâm nhập biểu hiện tính phong phú của môi trường địa chất trên lãnh thổ không rộng ở mức độ nhất định lại chi phối quy luật phân bố cũng như cường độ hoạt động tai biến trượt đất đá theo không gian và thời gian.
Trong lãnh thổ nghiên cứu, các MD được cấu tạo chủ yếu từ các thành tạo địa chất giàu đá cấu tạo lớp, phân phiến, chứa nhiều khoáng vật dễ bị phong hóa biến thành đất loại sét dăm, tảng, phân bố trên diện rộng, dày (nhiều nơi trên 15m) so với vỏ phong hóa mỏng phát triển trên những thành tạo địa chất giàu thạch anh, silic, cấu tạo khối. Đây là môi trường gắn kết yếu rất dễ tạo nên các mặt và đới yếu, là điều kiện thuận lợi phát sinh, phát triển trượt lở đất đá. Đại bộ phận các điểm trượt phát triển
mạnh trong các MD được cấu tạo bởi đất phong hoá từ đá gốc trầm tích phun trào, trầm tích lục nguyên, biến chất chứa tới 20 - 98% khoáng vật dễ bị phong hóa (feldspat, biotit, muscovit, amphibol, horblend, clorit, epidot, serixit, calxit,...). Ở đây đới tàn sườn tích, đới phong hóa hoàn toàn và đới phong hóa mạnh dày tới 15 - 20m là môi trường thuận lợi cho trượt đất đá phát sinh ồ ạt với quy mô khác nhau. Đất phong hoá từ đá magma xâm nhập cũng xảy ra trượt lở, nhưng ở mức độ ít hơn.
2.2.3.2.Đặc điểm phá hủy đứt gãy kiến tạo
Phá hủy đứt gãy kiến tạo là dạng phá hủy kèm theo sự tách vỡ, dịch chuyển các phần bị đứt tách của thể địa chất, là điều kiện quyết định cho sự phát sinh, phát triển quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá ở những khu vực có hệ thống đứt gãy cổ. Tuy nhiên, nếu như các vật liệu bị dập vỡ đã gắn kết, thậm chí thành đá rắn chắc, không ảnh hưởng mấy đến quá trình trượt đất đá trên MD, thì ở những khu vực có phá huỷ kiến tạo mạnh, các hệ thống đứt gãy chằng chịt, khả năng sinh chấn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ trượt đất đá khi đất đá bị nứt nẻ, dập vỡ, vụn nát chứa nước, lại chưa được gắn kết, các TCCL của đất đá, đặc biệt là góc nội ma sát và lực dính kết giảm đột ngột,...làm giảm sức kháng cắt của đất đá, gây mất ổn định MD.