Km 406+ 100 Tường chắn 15 02 Tốt

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 86)

- Thang bậc cấp cường độ (mức độ) tác động của các yếu tố Aj

17 Km 406+ 100 Tường chắn 15 02 Tốt

18 Km 407 + 050 Rãnh đỉnh và dốc nước 300 Tốt

- Gia cố bề mặt: Việc gia cố bề mặt trên KVNC hầu như rất ít áp dụng, nó còn rất hạn chế

và còn lẽ tẻ, có nơi gia cố chắc chắn, nhiều nơi chỉ quan tâm gia cố bề mặt tổng thể, còn các chi tiết như khe nứt, hào, rãnh bị nứt, lở, sụt thì không được gia cố.

- Trồng cỏ: Chỉ áp dụng tại một số điểm trên đường. Song việc trồng cỏ chỉ mang tính chất

tượng trưng nên chưa mang lại hiệu quả thực sự nên nó còn rất hạn chế.

- Giảm tải bằng cách tạo MD bậc thang: Biện pháp này được áp dụng khá rộng rải trên

tuyến đường giao thông của KVNC và nó đã mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, hậu quả của giải pháp nói trên vẫn còn tồn tại, đó là do thiết kế MD bậc thang chưa hợp lý và gia cố bề mặt nền của MD phụ bậc thang chưa tốt nên sụt đất đá vẫn xảy ra, thậm chí có nơi phát sinh cả dòng bùn đất đá.

- Hệ thống thoát nước mặt: Hiện tại không được quan tâm cho lắm, vì nó còn có nhiều

điểm hạn chế, chưa được áp dụng rộng rải, một số nơi trên KVNC có song phần lớn không có hệ thống rãnh đỉnh, chỉ có hệ thống rãnh tiêu thoát nước. Chính vì vậy, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Tường chắn bằng rọ đá: Chỉ áp dụng ở những khu vực sụt đất đá với quy mô nhỏ, nên

phát huy tác dụng tương đối tốt.

- Tường chắn bằng bê tông: Được sử dụng thường là loại không có cốt thép, được áp dụng

vào những khu vực sụt, trượt có quy mô không lớn. Đối với những khu vực sụt đất đá quy mô không lớn thì loại tường chắn này phát huy tác dụng rất tốt.

Mỗi biện pháp nếu không được thiết kế, tính toán chính xác, cụ thể thì sẽ phản tác dụng gây nên nhiều tốn kém mà không có tác dụng, trượt làm xô đẩy cả tường chắn và đường trôi theo thân trượt. Trong một số trường hợp, việc xây tường chắn lại tăng nguy cơ trượt. Các loại công trình này nếu muốn phát huy được tác dụng thì trước hết phải bảo đảm đặt móng của chúng được chôn sâu xuống nền đá gốc ổn định hoặc bố trí móng cọc khoan nhồi cắm sâu xuống nền đá gốc ổn định (thường khoảng 0.5m). Ngoài ra thì các biện pháp bảo vệ bề mặt MD, nhằm chống xói mòn đất và hiện tượng sủng nước của đất đá do nước mưa gây ra thường được thực hiện bằng cách trồng cỏ tạo lớp phủ thực vật dày đặc. Hiện nay cỏ Vetiver đã được trồng trên hằng trăm km ta luy đường HCM. Đối với các MD có độ dốc không quá cao thì cỏ Vetiver đã phát huy rất tốt các tính năng của nó, giảm thiểu rất hiệu quả tai biến trượt lở và các tai biến kéo theo khác.

Hình 3.3. Tường chắn bê tông

cao 2.5m tại Km 319 + 500 Hình 3.4. Tường chắn bê tông kết hợp ốp mái cao 3m, dài 20m km 320+900

Hình 3.5. Kè rọ đá ở taluy âm tại km 337+500 dài 50m, cao 1.5m, bên bờ suối Tà Rình

Hình 3.6. Sườn dốc đã xử lý rãnh đỉnh, dốc thoát nước tại km 399 + 500

Hình 3.7. Kè rọ đá tại km 337 + 000 đang bị hư hỏng nghiêm trọng

Hình 3.8. Tường chắn kết hợp rãnh đỉnh, dốc nước chân taluy tại km 373 + 400

Hình 3.9. Tường chắn kết hợp với kè ốp mái, dốc thoát nước tại Km 389+030

đang bị xuống cấp nghiêm trọng 3.5.2. Các giải pháp phi công trình

Để tăng cường công tác phòng ngừa các quá trình TLĐĐ trên các MD, cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:

- Tăng cường giáo dục và truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao dân trí và ý thức trách nhiệm của mỗi một cá nhân và cộng đồng xã hội trong việc phòng chống, giảm thiểu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên các MD.

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản bừa bãi trên MD.

- Khảo sát, quan trắc định kỳ các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do tác động của các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên các MD, lập bản đồ hoặc sơ đồ và thống kê các điểm và khu vực nguy cơ đó, đặc biệt là các khối đá không ổn định và nguy hiểm lộ ra ở MD và ở phần sườn núi trên cao.

- Tổ chức quan trắc chế độ khí tượng, thuỷ văn và các quá trình địa chất có liên quan trong khu vực không ổn định.

- Tổ chức canh phòng, báo hiệu bằng hệ thống biển cảnh báo; đánh giá, cảnh báo, dự báo nguy cơ các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá và lập các đội duy tu bão dưỡng. - Quan trắc hoạt động bình thường và bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình phòng,

chống các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá.

- Nâng cao chất lượng trong công tác đánh giá tác động môi trường

- Xây dựng hoàn chỉnh tiến đến tiêu chuẩn hóa hệ thống quy trình, quy phạm khảo sát thiết kế tuyến đường và xây dựng các công trình phòng chống các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá.

- Thực hiện quy hoạch định cư và di cư trên cơ sở phân vùng dự báo trượt; Cấm và hạn chế định cư ở khu vực kém ổn định, di dời dân và công trình ra khỏi khu vực đó.

- Nghiên cứu thiết kế một số đoạn đường mới để tránh các vùng xung yếu.

3.5.3. Giải pháp công trình

Các giải pháp công trình muốn xây dựng và đảm bảo khả năng sử dụng tốt trong khu vực thì cần phải qua một quá trình nghiên cứu và tính toán một cách chi tiết, việc xử lý phòng chống trượt hoàn toàn không thể tiêu chuẩn hóa một cách máy móc. Bất

cứ trường hợp nào cũng phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, thiết kế riêng biệt từng điểm trượt để có các giải pháp thích hợp

3.5.3.1. Phương pháp thiết kế thi công các công trình bảo vệ

- Về quy hoạch và thiết kế: Đường giao thông nên thiết kế đi qua SD theo tuyến phù hợp sao cho hướng cắm của đá gốc (mặt trượt phẳng nằm nghiêng) không cắm thuận dốc xuống tuyến đường.

- Đường giao thông cũng cần tránh xa khu trượt, thân trượt lớn, đặc biệt là các thân trượt cổ. - Cần hạn chế tối đa việc thải đất đá đào xúc xuống chân MD (ta luy âm), làm tăng cục bộ bề dày tầng phủ ở ta luy âm và dẫn đến làm giảm hệ số ổn định MD.

- Về nổ mìn trong thi công: Trượt lở MD có thể được hạn chế đáng kể ngay từ khi thi công. Thực tế áp dụng phương pháp nổ mìn phá đá cho thấy các đơn vị thi công đường hiện nay rất coi nhẹ công nghệ nổ mìn hợp lý, mà chỉ phấn đấu tối đa cho hiệu suất nổ mìn để thu được khối lượng đất đá bị phá nổ lớn nhất, rất ít để ý tới những chi tiết như khoảng cách giữa các lỗ khoan, độ sâu mỗi lỗ khoan, lượng thuốc nổ v.v.. Hậu quả là làm cho đá cấu tạo MD bị nứt nẻ, đập vỡ một cách quá mức do nổ mìn, tạo điều kiện phát triển trượt. Như vậy, việc nổ mìn cần phải thiết kế sao cho hạn chế tối đa hiện tượng nứt nẻ và dập vỡ lớn đất đá còn tồn lại trên MD, tức là cố gắng chỉ tạo đường nứt phá giữa khối cần nổ phá và khối cần giữ lại của MD.

- Giảm tải trọng ngoài tác động lên MD trong quá trình thi công, duy tu, bảo dưỡng và khai thác sử dụng thực chất là giảm tải việc di dời các thiết bị thi công và lực lượng thi công đi lại, các phương tiện vận tải có tải trọng nặng, đặc biệt là các thiết bị có gây chấn động.

- Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng định kỳ đường giao thông.

3.5.3.2. Gia cố và phòng hộ bề mặt MD

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w