Đoạn Hồng Thủy Hồng Vân

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 - 52)

- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện

NGHIÊN CỨU CÁC QUÁ TRÌNH TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN MÁI DỐC TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đoạn Hồng Thủy Hồng Vân

Đây là đoạn đường nằm ở phía bắc của huyện A Lưới (tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị) với chiều dài 25km.

Theo khảo sát năm 2013, khu vực này có 3 điểm trượt lở, trong đó có 1 điểm trượt lở vừa, 2 điểm trượt lở nhỏ. Tổng thể tích các khối trượt là 360m3 , chiếm 3.35% tổng thể tích các khối trượt trên tuyến đường nghiên cứu, mật độ trượt lở 0.12 điểm/km2. Nhìn chung, trượt lở xảy ra cả taluy dương cũng như taluy âm và trượt lở chủ yếu tập trung ở khu vực 10km của đèo PêKe. Đây là đoạn đường có độ dốc cao, mức độ chia cắt sâu lớn, vách các taluy dựng đứng hoặc mái taluy chưa hoàn thiện. Các hình thức trượt lở đất chủ yếu ở đây là trượt lở trôi và trượt lở hỗn hợp. Chi tiết về vị trí và quy mô khối trượt đoạn Hồng Thủy - Hồng Vân được thống kê chi tiết dưới đây (hình 2.2, hình 2.3).

- Ở chân đèo PêKe đoạn qua xã Hồng Vân (km 315 + 030), taluy dương phải phát sinh khối trượt có chiều cao 5m, dài 20m, bề dày trung bình của khối trượt khoảng 0.5m với quy nhỏ (V= 20m3). (hình 2.3).

- Trên tuyến đường HCM tại km 318 + 400 đoạn qua khu vực xã Hồng Vân, mái dốc đã được gia cố bằng tường chắn bê tông cao khoảng 2.5m, chiều dài 40 nhưng vẫn phát sinh khối trượt trên lớp cát sạn kết đa khoáng với chiều dài trung bình là 40m, cao 2.5m, bề dày khoảng 0.5-1m, quy mô nhỏ (20m3).

Hình 2.3. Trượt lở taluy dương phải tại chân đèo PêKe

Hình 2.4. Khối trượt phát sinh tại km 318 + 400 với thể tích 20m3, đã được gia cố bằng tường chắn bê tông.

Hình 2.5. Mặt cắt địa chất công trình tại km 318 + 400 2.1.2. Đoạn Hồng Trung - A Roàng

So với 3 đoạn đường khảo sát trên tuyến đường HCM đi qua huyện A Lưới thì đoạn qua Hồng Trung - A Roàng là đoạn có địa hình bằng phẳng, thẳng, dài

nhất (36km), chạy qua thung lũng A Lưới. Nền địa chất được cấu tạo bởi nhóm đá trầm tích hỗn hợp thành phần gồm cát, bột, dăm lẫn sạn sỏi màu xám, xám vàng, độ hạt của loại trầm tích này có thành phần hỗn tạp với nhiều thành phần khác nhau, trong đó thạch anh là khoáng vật chiếm ưu thế và phổ biến nhất.

Trong năm 2013 khu vực xảy ra 2 điểm trượt lở nhỏ, tổng thể tích các khối trượt 55m3, chiếm 0.51% tổng thể tích các khối trượt trên tuyến đường nghiên cứu, mật độ trượt lở là 0.05 điểm/km. Được nhận xét là đoạn đường ít xảy ra trượt lở nhất, nguyên nhân gây trượt lở chủ yếu là do người dân khai thác đá tự phát ở dọc tuyến đường, đốt nương làm rẫy hoặc việc khai thác gỗ trái phép và thả gỗ từ trên núi xuống đã vô tình tạo thành những rãnh mòn, gây nguy cơ trượt lở (hình 2.6 - 2.8).

- Khối trượt xảy ra tại km 339+700 trên taluy dương thuộc lớp vỏ phong hóa mạnh của hệ tầng AVương (Є - O1 av), trượt chủ yếu theo mặt lớp, chiều rộng trung bình của khối trượt là 1m, chiều cao là 12m, bề dày khoảng 0.5 - 1m, tổng thể tích đất đá là 15m3 (hình 2.6).

- Khối trượt có chiều cao là 20m, rộng 8m, dày 0.5m với quy mô nhỏ (V = 40m3), phát sinh trên lớp vỏ phong hóa của hệ tầng Đại Lộc (GaD1 dl) thuộc xã Hồng Kim tại Km 370 + 860 (hình 2.7).

Bên cạnh hoạt động TLĐĐ trên đoạn tuyến này còn có hoạt động mương xói xảy ra nhưng với quy mô rất nhỏ, nó chỉ xảy ra cục bộ ở một số nơi SD cao, đất đá bị phong hóa hoàn toàn, thảm thực vật bị bóc bỏ. Điển hình ở km 355 + 050 tại xã Sơn Thủy và km 379 + 500 tại xã Hương Phong.

Hình 2.6. Trượt cả taluy dương với tổng

thể tích 15m3 (Km 339+700) Hình 2.7. Tại km 370 + 860 taluy dương trái cao 20m, xuất hiện khối trượt với thể tích khoảng 40m3

Hình 2.8. Tại km 379 + 500 đường HCM đoạn qua xã Hương Phong

trên taluy dương xảy ra hoạt động lũ quét với quy mô nhỏ 2.1.3. Đoạn A Roàng - Hương Nguyên

Với tổng chiều dài đoạn đường là 34km, đường đi quanh co, nhiều cửa dốc, đặc biệt có hai đoạn phải làm hầm dài 125m và 300m ở các độ cao 800 - 850m.

Về đặc điểm địa chất - địa mạo, đây là khu vực núi cao (cao nhất tới 1.150m), phát triển mạnh hoạt động xâm thực và bóc mòn. Đá gốc lộ nhiều gồm hai loại chính là granit phức hệ Đại Lộc dạng batholit kèm theo nhiều khối nhỏ và các đai mạch diabaz xuyên cắt đá phiến thạch anh - sericit hệ tầng A Vương . Đất đá bị dập vở, nứt nẻ mạnh, mức độ phong hóa sâu nhưng không đều. Ngoài ra, đoạn đường này còn có nhiều sông, suối lớn nhỏ, chạy cắt ngang qua tuyến đường với mật độ lên đến 3-4 con sông( suối)/km. Tai biến trượt lở được ghi nhận trên tuyến đường này năm 2013 gồm 7 điểm. Trong đó có 1 khối trượt lở lớn, 1 khối trượt lở vừa và 5 khối trượt lở nhỏ. Tổng thể tích các khối trượt là 10.315m3, chiếm 96,13% tổng thể tích các khối trượt trên tuyến đường nghiên cứu, mật độ trượt lở 0.206 điểm/km (hình 2.9 - 2.12).

- Tại km 399 + 500 khối trượt đã được xử lý rãnh đỉnh, dốc thoát nước, nhưng vẫn phát sinh các vết trượt cục bộ với chiều dài khoảng 3 - 5m, dày 1.5m, chiều cao của khối trượt là 12m, quy mô nhỏ (V= 15m3), phát sinh trên taluy dương đường HCM đoạn qua xã A Roàng (hình 2.9).

- Trên đường HCM đoạn qua xã Hương Nguyên, tại Km 406+ 100, khối trượt tiếp tục xảy ra trên vỏ phong hóa mạnh của hệ tầng AVương ( Є - O1 av), chiều rộng trung bình của khối trượt là 4m, cao 5m, bề dày khoảng 2m, quy mô nhỏ (V = 30m3) (hình 2.10).

- Khối trượt xảy ra trong lớp vỏ phong hóa mạnh của hệ tầng Long Đại (O3 - S1

) có chiều rộng trung bình khoảng 40m, chiều cao là 50m, dày 10m, quy mô lớn (V=9600m3). Giải pháp tường chắn bằng bê tông bị vô hiệu hóa tại điểm trượt ở km 404 + 200 (hình 2.11).

- Ở km 394 + 300 đoạn qua xã Hương Nguyên taluy dương bị trượt, phát sinh trên lớp vỏ phong hóa của hệ tầng A Vương (Є - O1 av). Khối trượt có chiều rộng trung bình khoảng 4m,chiêu cao 25m, bề dày khối đất đá khoảng 1-1.5m với thể tích là 175 m3 (hình 2.12).

Hình 2.9. Khối trượt tái hoạt động trong mùa mưa lũ nănm 2013 tại km 399 + 500

Hình 2.10. Tại Km 406 + 100, khối trượt với quy mô nhỏ (30m3) trên lớp vỏ phong hóa của hệ tầng A Vương

Hình 2.11. Tại km 404 + 200 khối trượt phát sinh cạnh khu vực dựng tường chắn bê tông với quy mô lớn (V=9600m3)

Hình 2.12. Khối trượt có thể tích 175m3, xảy ra trên lớp vỏ phong hóa của hệ tầng Long Đại tại km 394 + 300

Quan hệ giữa số lượng, thể tích, mật độ trượt lở với các đoạn tuyến đã phân chia dọc hành lang đường HCM qua huyện A Lưới (hình 2.14 - 2.15).

Hình 2.13. Quan hệ số lượng

điểm trượt lở Hình 2.14 Quan hệ tổng thể tích các khối trượt

Hình 2.15. Quan hệ mật độ trượt lở đất đá

Qua công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng TLĐĐ dọc hành lang tuyến đường HCM đoạn qua địa phận TTH năm 2013 có thể đưa ra kết luận như sau, hoạt động TLĐĐ trên tuyến đường phân bố không đồng đều qua các đoạn, hoạt động trượt lở xảy ra chủ yếu tại tuyến đường thuộc xã A Roàng, Hương Nguyên (chiếm 58,33% số điểm trượt trên tuyến đường nghiên cứu), trong khi đó đoạn qua xã Hồng Thủy, Hồng Vân hoạt động trượt lở xảy ra tương đối mạnh (chiếm 25% số điểm trượt trên toàn tuyến nghiên cứu). Nhìn chung, TLĐĐ dọc tuyến nghiên cứu chủ yếu là trượt lở trôi và trượt lở hổn hợp xảy ra trên cả taluy dương và taluy âm của tuyến đường. Nguy cơ TLĐĐ mức độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với người và tài sản nằm dọc theo tuyến

đường quanh khu vực đèo PêKe, đèo Hai Hầm. Trong khi đó TLĐĐ xảy ra mức độ nhỏ trên đoạn đường chạy qua trung tâm thị trấn A Lưới, từ km 321 đến km 380.

Trong điều kiện BĐKH ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, hoạt động mưa lũ, hạn hán ngày càng tăng về quy mô và cường độ, bên cạnh đó các hoạt động kinh tế công trình cũng phát triển đa dạng, tác động mạnh mẽ tới môi trường địa chất khu vực nguyên cứu. Do đó, việc phân tích nguyên nhân, cơ chế, động lực, nghiên cứu các quy luật phát sinh phát triển hoạt động TLĐĐ là rất cần thiết, để từ đó có thể đề xuất các GPPC hiệu quả nhằm giảm bớt hậu quả do tai biến trượt đất gây ra.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w