- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện
b. Địa hình kiến tạo xâm thự c bóc mòn, núi thấp xen đồi, bóc mò n tích tụ vùng đồi thấp trước núi, vùng trũng giữa núi, đồi sót với độ cao từ 20m đến 800m, độ dốc
đồi thấp trước núi, vùng trũng giữa núi, đồi sót với độ cao từ 20m đến 800m, độ dốc 10 -150 đến 40 - 500
Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở phần trung du, trong các thung lũng, độ cao phần lớn dưới 500m. Hầu hết có dạng đồi bát úp, đỉnh rộng, sườn thoải 20 - 250 hoặc hơn, chiều rộng có thể lên đến vài trăm mét. Thành phần tạo nên các dãi đồi chủ yếu là các đá biến chất, trầm tích, đá vôi... thuộc hệ tầng Long Đại (O3-S1 lđ), hệ tầng Tân Lâm (D1 tl)... và ở trên là các sản phẩm phong hóa eluvi, deluvi, hệ Đệ Tứ không phân chia (edQ), các lớp kaolin tuổi Pliocen - Pleistocen sớm (N2 - Q1) chiều dày 5 - 20m. Mức độ chia cắt trên các vùng đồi yếu, chủ yếu dưới dạng các mương rãnh, dòng chảy tạm thời...
Nét rất quan trọng trong địa hình cần chú ý đó là những con đèo nối tiếp nhau nhô lên cao. Trong đó điển hình là đèo A Co được xem là con đèo cao nhất và nguy hiểm nhất trong KVNC, địa hình đèo khá hiểm trở và dốc, một bên đèo là triền núi với những đoạn ta luy cao vút như có thể sạt xuống và lấp lấy con đường. Dọc theo đường HCM đoạn qua khu vực xã A Roàng là đèo Hai Hầm, đây là khu vực có độ phân cắt địa hình rất lớn, hầm qua đèo dài 125m và 300m ở các độ cao khoảng 800 - 850m. Đèo cao, sườn đèo có gốc dốc lớn do đó mà trượt lở rất thường xuyên xảy ra mỗi khi mùa mưa lũ đến…. Ngoài đèo A Co và đèo Hai Hầm, KVNC còn có đèo Peke thuộc
xã Hồng Vân cũng là một trong những nơi thường xuyên xảy ra quá trình TLĐĐ trọng lực trên các SD và MD, đèo có độ dài 800m, độ dốc 10%, hệ động thực vật phong phú, là tuyến đường giao thông quan trọng đến huyện Đakrông của tỉnh Quảng Trị, là điểm quan trọng trên đường HCM, là ngã ba đến cửa khẩu Hồng Vân - Cu Tai.
Hình 1.7. Đèo Peke qua xã
Hồng Vân, huyện A Lưới Hình 1.8. Hầm A Roàng 1 đoạn qua xã A Roàng, huyện A Lưới
Ngoài ra xen kẽ giữa các địa hình đồi và địa hình núi VNC còn có các đồng bằng với diện tích không lớn, tạo nên sự phân cắt địa hình khá lớn trong vùng.
1.5.2. Lớp phủ thực vật
Vùng đồi núi tỉnh TTH nói chung và huyện A Lưới nói riêng có độ che phủ thuộc loại cao so với cả nước. Toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện A Lưới là 506.528 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 203.763 ha, rừng trồng là 89.367 ha (Nguồn: Sở NN&PTNN Tỉnh Thừa Thiên Huế).
Bảng 1.9. Bảng tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo huyện của tỉnh TTH năm 2012 Huyện Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích có rừng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Độ che phủ rừng (%) Phong Điền 95.517 50.029 33.072 16.956 49.8 Quảng Điền 16.329 1.499 - 1.499 8.0 TP Huế 7.099 0.370 - 0.370 5.2 Phú Vang 28.083 1.716 0.108 1.608 6.1 Hương Trà 52.205 25.981 9.327 16.653 44.9 Hương Thuỷ 45.818 26.801 14.146 12.654 57.4 Phú Lộc 72.956 34.802 17.377 17.424 42.3 A Lưới 123.273 99.348 84.550 84.550 78.9 Nam Đông 65.195 52.590 45.181 45.181 76.7 Toàn tỉnh 506.528 293.139 203.763 89.367 55.0
(Nguồn: Sở NN & PTNN Tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thảm phủ trên lưu vực có thể phân thành các loại: Rừng, cây bụi rải rác, trảng cỏ và thảm cây trồng nông nghiệp. Trong đó rừng tự nhiên chiếm gần một nữa diện tích đât toàn huyện. Rừng tự nhiên ở đây được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học… Rừng ở khu vực có một vai trò rất là lớn trong việc ngăn chặn xói mòn đất, chống phân tán đất nó là một trong những nhân tố khá quan trọng trong việc làm giảm khả năng TLĐĐ ở khu vực. Rừng phòng hộ ở đây được quan tâm khá đặc biệt, ngoài ra việc giao rừng cho đồng bào quản lý còn giúp cho việc gìn giữ rừng phòng hộ đầu nguồn được đảm bảo, theo đó sẽ có 6.060,72 ha rừng và đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng Phòng hộ A Lưới sẽ chuyển giao cho huyện, trong đó có 4.231,56 ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất và 1.829, 16 ha thuộc quy hoạch rừng phòng hộ; có 3897 ha rừng và đất lâm nghiệp ở xa các khu dân cư do huyện quản lý, trong đó có 1.928,7 ha thuộc quy hoạch phòng hộ và 1.950,3 thuộc quy hoạch sản xuất sẽ chuyển giao cho Ban quản lý rừng Phòng hộ A Lưới. Lớp phủ thực vật có vai trò hết sức quan trọng trong các yếu tố gây trượt đất đá. Chúng có tác động trực tiếp trong việc làm thay đổi cân bằng nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), TCCL của đất đá, mức độ xói mòn...
Qua đợt khảo sát thực địa cho thấy, trên địa bàn các xã A Ngo, Hồng Thuỷ, A Roàng tỷ lệ che phủ rừng giảm đáng kể do hoạt động chặt phá rừng lấy gỗ, đốt phá rừng làm rẫy, trồng cây công nghiệp trên các sườn núi dọc tuyến nghiên cứu. Việc chặt
phá, đốt rừng làm làm nương rẫy tạo ra những khu đất trống đồi trọc, giảm tỷ lệ che phủ rừng dẫn đến làm tăng nhanh quá trình TLĐĐ.
1.6. CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT TỰ NHIÊN ĐỒNG HÀNH KHÁC1.6.1. Quá trình xói mòn gia tốc, phát triển mương xói (lũ 1.6.1. Quá trình xói mòn gia tốc, phát triển mương xói (lũ quét, lũ bùn đá)
Quá trình này thường liên quan đến lượng mưa của vùng, nguyên nhân là do lượng mưa lớn và kéo dài là nguyên nhân chính gây ra các quá trình trên. Tuy nhiên, không phải mùa mưa nào cũng gây trượt lở mà chỉ trong trường hợp mưa lớn kéo dài (thường liên tục từ 2 đến 4 ngày) và cường độ mưa lớn mới gây nên hiện tượng trượt lở. Mưa nhiều sẽ tạo dòng chảy mặt lớn gây xói lở SD, MD, hình thành nhiều khối trượt quy mô khác nhau, nhất là trượt dòng chảy. Phần khác của nước mưa được ngấm sâu vào đất đá vỏ phong hoá gây tẩm ướt vừa làm tăng khối lượng thể tích, vừa làm giảm lực kháng cắt của đất đá, thậm chí có thể tạo ra tầng nước ngầm với áp lực thuỷ tĩnh và áp lực thuỷ động lớn đe doạ ổn định SD.
Hình 1.9. Mương xói tái hoạt động tại tại km 389 + 030
Tại KVNC thì việc hình thành các quá trình trên là do vào mùa mưa với lượng mưa lớn, kết quả nước chảy từ đỉnh phân thuỷ xuống SD sẽ rửa trôi, rửa xói các sản phẩm mềm, tạo ra các rãnh nhỏ, các khe nhỏ để cho nước chảy và xói mòn đá từ đó
các khe được mở rộng dồn nước vào rãnh, khe lớn hơn thì năng lực đào xói cũng sẽ phát triển hơn hình thành các mương xói trong khu vực. Quá trình này đặc biệt xảy ra rất phổ biến và nghiêm trọng tại những SD đó độ che phủ thấp, đất đá bị phong hóa mạnh đến hoàn toàn. Thực tế cho thấy: Ở VNC trong thời gian từ tháng IX đến tháng XX, đặc biệt tháng X và XI là khoảng thời gian mà quá trình mương xói, lũ quét trên SD xảy ra nhiều nhất.
1.6.2. Hoạt động xâm thực của sông suối
Do KVNC sông suối cũng không nhiều nên hoạt động xâm thực của sông đối với SD đường giao thông KVNC hầu như không đáng kể, vì các tuyến đường phần lớn bố trí cao và xa sông suối.
Hình 1.10. Hoạt động xâm thực của sông suối tại km 337 bởi suối Tà-Rình
1.6.3. Chuyển động nâng tân kiến tạo.
Quá trình vận động nâng tân kiến tạo dẫn đến độ cao, độ dốc địa hình thay đổi, đồng thời ảnh hưởng đến chiều dày vỏ phong hoá. Trên khu vực nghiên cứa chuyển động nâng tân kiến tạo có biên độ không lớn, nên ảnh hưởng của nó đến TLĐĐ xem như không đáng kể.
1.7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KT - CT ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNHTLĐĐ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU TLĐĐ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động KT-CT công trình bao gồm rất nhiều hoạt động mang nét đặc trưng, nổi bật và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình TLĐĐ trên các mái dôc (làm đường giao thông, đặt tải trọng lên SD, đốt phá rừng phổ biến,...). Những hoạt động này đã tạo ra những mặt dốc có độ dốc và chiều cao vượt quá giới hạn ổn định của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành mặt yếu, tăng lực gây trượt, giảm lực chống trượt và dẫn tới trượt mặt dốc khi yếu tố gây trượt được tăng cường.
Việc xây dựng và đưa đường HCM đi qua huyện A Lưới đi vào hoạt động là một trong những nguyên nhân chính gây ra các quá trình TLĐĐ. Quá trình xây dựng đường HCM đã cắt xén các SD tạo nên các MD có độ dốc rất lớn, có nơi lên đến 60 - 700. Hoạt động cắt xén sườn phổ biến trên tuyến đường giao thông KVNC chủ yếu là san gạt làm đường, thi công taluy đường đã phá vỡ SD tự nhiên và thường làm tăng độ dốc và chính hoạt động đó đã làm cho các lực gây trượt lớn hơn lực chống trượt, đặc biệt khi trời mưa độ ẩm của đất đá trên sườn tăng lên kéo theo khối tượng thể tích tự nhiên tăng lên, sức kháng cắt giảm đi đáng kể dẫn đến trượt lở hoàn toàn.
Bảng 1.10. Các công trình thủy lợi - thủy điện chính khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận [16]
Tỉnh Công
trình