Trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 62)

- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện

3.1.1.Trên thế giớ

TUYẾN ĐƯỜNG HCM ĐOẠN QUA HUYỆ NA LƯỚ

3.1.1.Trên thế giớ

Đa chỉ tiêu là một hệ thống được thiết lập bao gồm các tiêu chí, các chỉ số phân chia và tổng hợp theo nhóm để làm tiêu chuẩn cơ bản dùng đánh giá tác động của yếu tố TN - KT đến cường độ hoạt động địa chất động lực. Hiện nay, phương pháp đa chỉ tiêu (Multi-criterria Methods) là một cách tiếp cận hiệu quả trong nghiên cứu, đánh giá cường độ hoạt động địa động lực nói chung và quá trình TLĐĐ trên SD, MD nói riêng.

Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tác động của yếu tố TN - KT đến quá trình TLĐĐ trên các SD, MD được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu cũng như tính đa dạng và phức tạp của đối tượng mà có thể chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp. Trong số rất nhiều phương pháp sử dụng đó, căn cứ vào bản chất của chúng, ta có thể phân chia thành 3 nhóm phương pháp cơ bản: Phương pháp quyết định (Deterministic), phương pháp thống kê (Statistic) và phương pháp chuyên gia (Expert- driven, Knowledge-driven) hay phương pháp phát hiện (Heuristic).

- Phương pháp quyết định: Là phương pháp được biểu thị dưới dạng các biểu

thức toán học, tức là biểu diễn các mối quan hệ của các yếu tố TN - KT bằng những 62

hàm số được xây dựng dựa trên cơ sở các điều kiện biên đã cho trước. Đây là nhóm phương pháp đánh giá tác động rất hiệu quả khi số lượng các biến số không nhiều.

- Nhóm phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng khi số lượng các biến

số (yếu tố tác động) tăng lên và chính các YTTĐ đó có sự tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói chính xác hơn, nhóm phương pháp thống kê cho phép phân tích tương quan nhiều chiều, do đó có thể áp dụng phương pháp này để nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình có tính phức tạp.

- Nhóm phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến

trong nghiên cứu, sản xuất. Khác hoàn toàn với các nhóm phương pháp khác, thực chất của nhóm phương pháp này là đánh giá cường độ hoạt động một cách gián tiếp, tức là sử dụng kỹ thuật tổng hợp dữ kiện, các YTTĐ. Trong đó, hệ số tầm quan trọng và mức độ tác động của các yếu tố được xác định một cách định lượng đôi khi có thể là bán định lượng hoặc định tính. Sau đó, cường độ hoạt động của quá trình nghiên cứu sẽ được đánh giá, kiểm toán thông qua các chỉ tiêu tích hợp trong một ma trận tính toán. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có thời gian và phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của các chuyên gia.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp đánh giá chỉ tiêu ngày càng được phát triển sâu rộng và đem lại hiệu quả cực kì to lớn. Vào những năm đầu thập kỷ 70 với kỹ thuật đơn giản, các phương pháp số liệu môi trường, phương pháp danh mục môi trường, ma trận môi trường, phương pháp chập bản đồ nhân tố môi trường bắt đầu được đưa vào sử dụng. Đến giữa thập kỷ 70 khi kỹ thuật phát triển phức tạp hơn, trên thế giới xuất hiện các phương pháp mô hình toán học và máy tính điện tử. Đầu thập kỷ 80 người ta đi sâu hơn vào tính toán kinh tế, phân tích chi phí lợi ích mở rộng và gắn với quy hoạch phát triển. Mỗi phương pháp đều được sử dụng để đánh giá cho từng lĩnh vực cụ thể và đều có những ưu và hạn chế nhất định.

- Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường cho phép phân tích hoạt động phát triển rồi chọn ra một thông số liên quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu liên quan đến các thông số đó, chuyển tới người ra quyết định xem xét. Bản thân người ra quyết định ko đi sâu phê phán gì mà dành cho người ra quyết định lựa chọn phương án theo cảm tính sau khi đã được đọc các số liệu liệt kê. Phương pháp này đơn giản, sơ lược, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và cảm tính của người ra quyết định.

- Phương pháp danh mục điều kiện môi trường (Checklist Method) được sử dụng khá phổ biến từ trước những năm 1970 đến nay. Phương pháp này cho phép liệt kê thành danh mục tất cả những nguyên tố môi trường liên quan tới hoạt động phát triển được đem ra đánh giá bởi các chuyên gia để từng người cho ý kiến đánh giá riêng sau đó đi đến kết luận chung. Phương pháp này nói chung rõ ràng dễ hiểu, tuy nhiên chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá và phụ thuộc vào những qui ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp, điểm số quy định cho từng thông số, do đó lúc đưa vào con số tổng tác động sẽ bị hoà lẫn vào nhau rất khó phân tích, gây hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau. Các danh mục được giới thiệu sử dụng thường hoặc quá chung chung, hoặc không đầy đủ. Một tác động dễ lặp lại, do đó được tính toán hai hoặc nhiều lần trong tổng hợp thành tổng tác động.

- Phương pháp ma trận môi trường (Matrix Method) do Leopold đề xuất năm 1971, nhằm liệt kê đồng thời các tác động (Action) của hoạt động phát triển với những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Các liệt kê này được biểu diễn dưới dạng hệ tọa độ với trục tung là các yếu tố môi trường, trục hoành là các hoạt động phát triển. Từ đó cho phép xem xét các mối quan hệ nhân - quả giữa các tác động một cách đồng thời. Có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến: phương pháp ma trận tương tác đơn giản (Simple Interaction Matrix) và phương pháp ma trận định lượng hoặc định cấp (Quantified Matrix or Graded Matrix). Khác với ma trận tương tác đơn giản, ma trận định lượng không chỉ đánh giá khả năng tác động trong các ô mà còn định lượng hóa mức độ, loại và tầm quan trọng của tác động. Hạn chế của nó là chưa đề cấp đến sự tương tác giữa các tác động, chưa xét đến diễn biến của các tác động theo thời gian, chưa phân biệt được tác động lâu dài hay tạm thời. Ngoài ra, việc xác định hệ số tầm quan trọng và mức độ tác động còn mang tính chủ quan (chuyên gia). Song, hiện nay không còn phương pháp nào tốt hơn nên vẫn được áp dụng rất phổ biến là vì phương pháp này đơn giản, không cần nhiều số liệu, cho phép phân tích tường minh tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một đối tượng và thể hiện rõ mối quan hệ giữa hoạt động phát triển (nguyên nhân) với các yếu tố môi trường. Để khắc phục các nhược điểm đó, nhà toán học người Mỹ T.L Saaty (University of Pittsburgh) đã đề xuất một ma trận có thành phần tương tác (điều kiện) (Component Interaction Matrix) tương tự như ma trận của Leopold, chỉ bổ sung một ma trận riêng (cả trục tung lẫn trục hoành đều biểu thị các yếu tố môi trường) cho các yếu tố môi trường để xác định những nhân tố môi trường có tác động nhiều đến các yếu tố môi

trường khác, từ đó xác định tầm quan trọng của các YTTĐ và tính ra được các tác động thứ cấp. Một số nơi khác cũng có những cải tiến về định thứ bậc của các tác động theo 4 kiểu: Định danh (Nominal), định thứ tự (Ordinal), định khoảng (Interval) và định tỷ lệ (Ratio).

- Phương pháp chập bản đồ môi trường cho phép tổng hợp và so sánh các tổ hợp điều kiện thiên nhiên và môi trường tại một điểm với rất nhiều thông số và những độ đo chi tiết bằng sự hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý. Phương pháp này đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xem xét thể hiện trực tiếp bằng hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương án sử dụng đất. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là thể hiện thiên nhiên và môi trường một cách tĩnh tại, độ đo các đặc trưng môi trường trên bản đồ thường khái quát, đánh giá cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đánh giá, do đó số liệu thường rất lớn.

Một số nghiên cứu điển hình về việc áp dụng phương pháp đa chỉ tiêu trong đánh giá cường độ hoạt động địa động lực TLĐĐ trên thế giới bao gồm: Saaty T.L (2000),

“Fundamentals of the Analytic Hierarchy Process”, RWS Publications, 4922 Ellsworth

Avenue, Pittsburgh, PA 15413; Lee S, Min K,2001:Statistical analysis of landslide

susceptibility at Yongin, Korea. Environmental Geology. 40: 1095-1113; Lee S, Chwae

U, Min K, 2002: Landslide susceptibility mapping by correlation between topography

and geological structure: the Janghung area, Korea. Geomorphology 46: 49-162.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 62)