- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện
15 107.40457 16.11703 M Sét pha lẫn sạn sỏi màu nâu đỏ ∈2 O1 av2 0,052 28013 0,042 2
Phong hoá hoá học là chủ yếu. Tác nhân của phong hoá hoá học chủ yếu là nước, oxyt, axit carbonic, axit hữu cơ và các axit khác hoà tan trong nước. Phong hoá hoá học có đặc điểm là rất phức tạp, xảy ra cùng lúc nhiều quá trình khác nhau: hoà tan, oxy hoá, trao đổi ion và thuỷ phân. Sự chiếm ưu thế của một quá trình nào đó phụ thuộc môi trường, thời gian phong hoá, chiều sâu và thế nằm của đá, đặc biệt là thành phần và tính chất của đá gốc.
1.4.1. Vỏ phong hoá trên các đá magma xâm nhập
Vỏ phong hoá trên các đá xâm nhập ở khu vực này là các sản phẩm phong hoá của đá magma axit của các phức hệ Quế Sơn, Hải Vân, Đại Lộc, phân bố khá rộng rải trên khu vực đồi núi như ở Bình Điền, Hương Bình (Hương Trà), A Lưới, Phú Lộc, đèo Hải Vân, dọc theo biên giới Việt Lào… Thành phần chủ yếu là SiO2, Al2O3 và ít hơn là Fe2O3 (1 - 3%). Thành phần khoáng vật chính là thạch anh, kaolinit, hydromica, haluazit - fenspat, goetit.
Vỏ thuộc kiểu sialit với mặt cắt ngoài đới thổ nhưỡng và đá gốc, mặt cắt vỏ phong hoá sialit còn có hai đới chính là đới sét sáng màu (sialit) và đới saprolit. Đới sét thường có màu trắng đục, trắng xanh, trắng xám đôi khi phớt vàng; bảo tồn ít nhiều cấu tạo đá gốc hoặc ở dạng mịn dẻo, bở rời. Cấu tạo và thành phần của đới saprolit phụ thuộc vào đặc điểm của đá gốc.
1.4.2. Vỏ phong hoá trên đá trầm tích lục nguyên hệ tầng A Vương và Long Đại
Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình, lớp phủ thực vật, mức độ phong hoá, bề dày phong hoá của các thành tạo trầm tích lục nguyên hệ tầng A Vương và Long Đại khác nhau. Nhưng nhìn chung, KVNC tồn tại hai kiểu vỏ phong hoá: Alferit và Sialferit.
Kiểu Alferit phân bố trên các phần cao của sườn núi, gần các đường phân thuỷ thuộc phần thung lũng A Lưới, Nam Đông. Kiểu vỏ này được hình thành ngay từ trong khu vực có lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật khá tốt, nên mặt cắt đầy đủ nhất, bề dày lớn nhất và mức độ phong hoá triệt để nhất.
Mặt cắt địa chất từ trên xuống bao gồm các đới sau:
- Đới laterit: Thành phần là sạn sỏi laterit chứa trong đất màu nâu gụ. Sạn sỏi laterit chiếm khoảng 25 - 30%, đường kính từ 0.5 - 1.5cm.
- Đới sialit axit: Thành phần sét, á sét màu xám nâu, xám ghi, đôi chỗ loang lổ trắng xám ghi, bề mặt khe nứt màu đen, trạng thái mềm đến nửa cứng.
- Đới sialit kiềm: Do quá trình thuỷ phân chiếm ưu thế nên các khoáng vật đá ở 32
giai đoàn đầu của quá trình biến đổi thứ sinh.
- Đới vỡ vụn: Bao gồm nhiều thành tạo phiến sét, bột cát kết còn giữ kiến trúc, cấu tạo, màu xám vàng, nâu tím.
Kiểu SiAlferit phân bố ở những phần thấp, chủ yếu thuộc các khu vực Bình Điền, Hương Trà ở phía Tây thành phố Huế:
Mặt cắt địa chất trên tuyến đường quốc lộ 49B (khu vực đèo Kim Qui) từ trên xuống có các đới:
Đới laterit: đất sét, á sét màu xám vàng, xám nâu lẫn ít kết vón laterit chiếm khoảng 10 - 15%, đường kính từ 0.5 - 1.5cm, xuống sâu lượng laterit giảm dần.
Đới sialit axit: thành phần sét, á sét màu xám vàng, xám sáng, bở rời, trạng thái nửa cứng.
Đới sialit kiềm: thành phần sét, á sét màu xám, nâu sẫm, trạng thái nửa cứng đến cứng. Tính chất cơ lý của của đất nền trong đới sialit của hai kiểu vỏ phong hoá tương tự nhau.
Bảng 1.7. Tính chất cơ lý của lớp sét pha màu vàng loang lỗ đỏ
1.4.3. Vỏ
phong hoá
trên đá
trầm tích
lục
nguyên hệ tầng Tân Lâm
Vỏ phong hoá phát triển trên đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Tân Lâm thường phân bố chủ yếu trên các dãy đồi thấp tiếp giáp với đồng bằng bề dày trung bình của vỏ phong hoá không lớn từ 5m đến 12m. Đây chủ yếu là kiểu vỏ feralit với mặt cắt đặc trưng ở Bình Thành (Hương Trà) từ trên xuống dưới gồm:
- Đới thổ nhưỡng dày 0.5 - 1.5m, thành phần là sét bột màu vàng lẫn nhiều rễ cây, mùn thực vật.
Các chỉ tiêu cơ lý Kí hiệu/đơn vị Giá trị
Thành phần hạt Cuội >20mm 0,0 Sạn sỏi 10 - 20mm 0,0 Sạn sỏi 10 - 5mm 0,0 Sạn sỏi 5 - 2mm 0,0 Hạt bụi 0,05 - 0,01 23,3 Hạt bụi 0,01 - 0,005 3,7 Độ ẩm W, % 45,6 Tỉ trọng g/cm3 2,66 Hệ số rỗng e0 - Lực dính kêt C, kg/cm2 - Góc ma sát , độ -
- Đới kết vón dày 1.5 - 2.5m, kết vón màu nâu đỏ; nhân kết vón có màu nâu đen, dạng hạt ngô, hạt đậu. Các hạt kết vón phân tán đều trong khối sét loang lổ, kết vón chiếm khoảng 40%.
- Đới sét loang lỗ dày 4 - 5m, sét loang lổ màu vàng, đỏ, trắng đục. Phần trên màu đỏ sẩm, phần dưới màu gạch vàng chuyển lớp không rõ ràng.
- Đới saprolit: dày 5 - 10m gồm đá phiến, cát kết bị vỡ vụn phong hóa yếu, sét hóa các bề mặt, khe nứt.
Bảng 1.8. Tính chất cơ lý của lớp sét pha lẫn sạn sỏi màu vàng loang lỗ
Các chỉ tiêu cơ lý Kí hiệu/đơn vị Giá trị
Thành phần hạt Cuội > 20mm 0,0 Sạn sỏi 10 - 20mm 0,0 Sạn sỏi 10 - 5mm 1,7 Sạn sỏi 5 - 2mm 1,4 Hạt bụi 0,05 - 0,01 71,1 Hạt bụi 0,01 - 0,005 1,6 Độ ẩm W, % 52,4 Tỉ trọng g/cm3 2,68 Hệ số rỗng e0 1,032 Lực dính kêt C, kg/cm2 0,052 Góc ma sát , độ 28013’
Vùng nghiên cứu có vỏ phong hoá khá dày phát triển trên tất cả các loại đá xâm nhập, trầm tích lục nguyên, trong đó vỏ phong hóa trên các đá trầm tích lục nguyên chiếm đa số. Tính chất cơ lý của các loại đất trong vỏ phong hóa bị suy giảm đáng kể độ bền, đặc biệt là sức kháng cắt khi bị tẩm ướt là một trong những nhân tố làm gia tăng trượt đất đá trên địa bàn tỉnh.
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO VÀ THẢM THỰC VẬT VÙNGNGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đặc điểm địa hình - địa mạo
Địa hình KVNC khá phức tạp và có tính phân bậc, vùng núi và gò đồi là đới nâng trong giai đoạn hoạt động tân kiến tạo, được đặc trưng bởi quá trình xâm thực, bóc mòn rửa trôi. Nhìn chung cấu trúc địa hình có sự thay đổi rõ rệt từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Sự thay đổi đó chủ yếu là do yếu tố nội lực có tác động mạnh mẽ trong quá trình nâng cao địa hình của khu vực (đứt gãy, uốn nếp, hoạt động magma...) và ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong việc hạ thấp địa hình của khu vực (quá trình phong hóa, phá hủy, bào mòn của dòng chảy...). Ngoài 2 dạng địa hình núi và địa hình
đồi trong KVNC còn xuất hiện những đồng bằng nhỏ, những khu vực bị chia cắt sâu, nằm xen những thung lũng lớn. Qua tham khảo các tài liệu [3,6,7,13] chúng tôi khái quát đặc điểm địa hình - địa mạo KVNC thành các dạng như sau:
a. Địa hình khối tảng kiến tạo, xâm thực - bóc mòn, núi trung bình với độ cao 1000- 2000m, độ dốc 20 - 600, trung bình 350