- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện
b. Vận động kiến tạo
Vận động tân kiến tạo là quá trình nâng hạ kiến tạo theo nhịp. Đây là yếu tố quyết định tạo nên sự phân bậc địa hình, đồng thời ảnh hưởng đến chiều dày vỏ phong hoá dẫn đến giảm hệ số ổn định sườn dốc. Quá trình trượt lở đất đá ở mái dốc trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện A Lưới thường xảy ra ở những khu vực vận động nâng tân kiến tạo mạnh, có hệ thống các đứt gãy đang hoạt động như: Rào Quán - A Lưới, đứt gãy sâu Dakrông - A Lưới.
Thực tiễn cho thấy lãnh thổ nghiên cứu TLĐĐ xảy ra rất hạn chế trên các SD tự nhiên, điều này cho thấy ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo chỉ là nguyên nhân nhỏ góp phần gây nên một số điểm TLĐĐ trên MD.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố địa mạo
Trượt lở phần lớn xảy ra ở những khu vực có địa hình cao độ dốc và độ chia cắt địa hình lớn tạo ra năng lượng địa hình lớn thuận lợi cho quá trình trượt lở có nguồn gốc trọng lực. [1] Địa hình khu vực hành lang tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua có dạng luống cày chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ở giữa có địa hình thấp hơn và ít chia cắt hơn, hai bên là hai dãy núi cao trên 1000m. Một dãy nằm ở phía Tây Nam, dọc theo biên giới Việt-Lào. Dãy còn lại với nhiều đỉnh cao trên 1400m nằm ở phía đông bắc ăn sâu vào lãnh thổ tạo nên các đường phân thủy của vùng. Bề mặt cao 800- 900m chiếm phần lớn diện tích phần Tây Bắc là dấu vết của các bề mặt san bằng cổ. Thung lũng Aso - Alưới nằm ở độ cao 500-550m có địa hình tương đối bằng phẳng dạng bãi bồi, bậc thềm. Phần lớn các điểm trượt lở xảy ra ở độ dốc địa hình từ 15-350 ở phía Bắc và phía Nam tuyến đường và một số ít xảy ra ở địa hình có độ dốc từ 35- 550 . Khu vực phía Bắc thung lũng A Lưới gồm các xã Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung chỉ có chiều rộng 1-2 km thường hay sạt lở ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của chế độ khí hậu- thủy văna. Tác động của nước mưa và nước dưới đất a. Tác động của nước mưa và nước dưới đất
Lãnh thổ vùng đồi núi KVNC nằm ở hai sườn Đông và Tây Trường Sơn và ngăn cách bởi dãy Bạch Mã nên có lượng mưa khá dồi dào. Đây là vùng có lượng mưa trung bình năm lớn nhất ở nước ta với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm của các vùng trong khu vực đồi núi từ 2800 đến 3400mm. Đặc biệt là các khu vực đèo Pêke ở phía Bắc và đèo 2 hầm ở phía Nam có lượng mưa cao và lượng nước dưới đất lớn đã làm cho hoạt động trượt lở đất đá xảy ra rất nghiêm trọng. Mưa lớn, kéo dài với cường suất lớn, lượng mưa ngày lớn nhất thường tập trung vào các tháng IX, X, XX. Đây là một trong những tháng có tổng lượng mưa lớn nhất trong năm, chiếm 55 - 66% lượng mưa năm. Trong thời gian từ 28-9 đến 3-10 năm 2009, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 gây ra lượng mưa rất lớn (lượng mưa ngày 29-9 đo được 366mm) đã gây sạt lở 148.436m3 đất đá, giao thông trên tuyến đường bị tê liệt hoàn toàn. Ngoài ra các mạch nước ngầm ăn lan ra vách đường cũng là nguyên nhân lớn gây ra trượt lở.
Thật vậy, mưa với cường độ lớn, kéo dài sẽ tạo dòng chảy mặt lớn gây xói lở MD, động lực dòng chảy lớn sẽ hình thành nhiều khối sụt, trượt đất đá, đổ đá với quy mô khác nhau, nhất là dòng bùn đất làm giảm yếu mối liên kết của các tảng, khối đá với khối đất đá vây quanh trong KVNC. Mặt khác, nước mưa, nước mặt và nước dưới đất có tác dụng làm tẩm ướt khối đất đá, vừa làm tăng khối lượng thể tích, vừa làm giảm lực kháng cắt của đất đá, tạo ra dòng chảy ngầm với áp lực thuỷ tĩnh và áp lực thuỷ động lớn đe doạ ổn định của SD, MD.Nước mưa, nước dưới đất làm giảm rõ rệt sức kháng cắt trong tầng phủ đất tàn sườn tích loại sét vùng đồi núi KVNC là rất đáng kể từ khối lượng thể tích tự nhiên 1.79 - 1.99 g/cm3 vào đầu mùa khô và vào mùa mưa lũ đạt tới giá trị 1.87 - 2.05 g/cm3. Bên cạnh đó, hai thông số kháng cắt φ,C đất loại sét tàn sườn tích cũng suy giảm mạnh nhất, trong đó ở trạng thái tự nhiên φ = 20 - 250 và C = 0.23 - 0.27 kG/cm2, khi ở trạng thái bão hòa nước vào lúc trời mưa lũ kéo dài hai thông số kháng cắt đó còn suy giảm hơn nữa và đạt giá trị tương ứng φ = 18 - 220, C = 0.14 - 0.25 kG/cm2.