Động lực gây TLĐĐ trên tuyến đường nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 60 - 62)

- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện

b. Hoạt động xâm thực của sông và dòng chảy tạm thời trên sườn dốc

2.3.1. Động lực gây TLĐĐ trên tuyến đường nghiên cứu

Động lực quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá của mỗi khối đất đá từ sườn dốc, mái dốc KVNC thường diễn ra theo 3 thời kỳ: Thời kỳ chuẩn bị dịch chuyển là thời kỳ giảm dần độ ổn định của khối đất đá; thời kỳ hình thành dịch chuyển: thường là độ ổn

định của khối đất đá bị suy giảm tương đối nhanh hoặc rất đột ngột, hệ số ổn định nhỏ hơn 1,0 và thời kỳ tái ổn định: là thời kỳ ổn định, lập lại độ ổn định của các khối đất đá. Cả 3 thời kỳ nói trên được diễn ra và phát triển theo tiến trình thời gian liên tục.

Hình 2.19. Sơ đồ tổng quát động lực phát triển quá trình trượt lở

2.3.2.Quy luật phát sinh, phát triển và quá trình TLĐĐ dọc tuyến đường nghiên cứu

Quá trình dịch chuyển đất đá xảy ra có tính giai đoạn, tính chu kỳ và tính khu vực: - Quy luật quá trình trượt lở đất đá có tính chất chu kì: Nếu khối đất đá bị dịch chuyển ở vị trí cân bằng mới vẫn tiếp tục chịu tác động của các nguyên nhân làm mất ổn định thì quá trình dịch chuyển sẽ xảy ra theo chu kì mới với 3 giai đoạn đã nêu ở trên.

- Hoạt động trượt lở đất đá liên quan chặt chẽ với điều kiện địa chất, địa hình của lãnh thổ. Ở vùng núi cao, dốc, cấu tạo từ đá cứng thì quá trình TLĐĐ đa dạng và cấp độ cao hơn vùng đồng bằng và các cao nguyên.

- Hoạt động trượt lở có liên quan chặt chẽ với chế độ khí hậu. Vào mùa khô, nắng, thường các khối đất đá thuộc KVNC ở trạng thái ổn định. Vào mùa mưa lũ với lượng mưa nhiều, cường độ lớn, thời gian kéo dài cùng với các nguyên nhân và điều kiện tác động của KVNC như đã trình bày ở các phần trên, TCCL của đất đá bị biến đổi làm suy giảm lực kháng cắt, trạng thái cân bằng của đất đá bị phá huỷ và trượt lở đất đá bắt đầu xảy ra. Sau khi xảy ra trượt lở các lực hoặc moment giữ và gây trượt lở được tạm thời cân bằng, quá trình trượt lở tạm dừng. Đối với một số điểm trượt lở, khi các lực gây trượt lở đã bị triệt tiêu hoặc hoặc nhỏ hơn nhiều so với lực giữ (kháng cắt) thì được ổn định.

- Hoạt động kinh tế xây dựng của con người càng mạnh càng làm sai lệch các quy luật do trọng lực tự nhiên. Trượt lở đất đá xảy ra mạnh mẽ ở những khu vực có sự tác động của hoạt động KT - XD công trình (xây dựng đường giao thông và đốt rừng làm rẫy tương đối phổ biến), những khu vực cách xa các tuyến đường giao thông, hoặc có sự tác động của con người như canh tác bừa bãi trên SD, chặt đốt phá rừng lấy gỗ, làm rẫy, xây dựng nhỏ lẻ thì trượt lở đất đá có xảy ra nhưng không đáng kể.

Chương 3

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁCƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w