ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TLĐĐ TRÊN CÁC ĐOẠN TUYẾN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 84 - 85)

- Thang bậc cấp cường độ (mức độ) tác động của các yếu tố Aj

3.4.ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TLĐĐ TRÊN CÁC ĐOẠN TUYẾN NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào kết quả tính toán, xác lập cường độ hoạt động TLĐĐ và tài liệu nghiên cứu hiện trạng thực tế trên các đoạn dọc hành lang tuyến đường nghiên cứu nhóm tác giả đã xây dựng thang bậc đánh giá cường độ hoạt động TLĐĐ trên tuyến đường nghiên cứu (SĐĐL) theo bảng 3.11.

Bảng 3.11. Thang bậc đánh giá cường độ hoạt động TLĐĐ cho tuyến đường nghiên cứu

TT Cường độ hoạt động Đánh giá cường độ dịch chuyển 1 2 3 4 5 SĐĐL < 37.5 % 37.5 ≤ SĐĐL < 50 % 50 ≤ SĐĐL < 62.5 % 62.5 ≤ SĐĐL < 75 % SĐĐL ≥ 75 % Cường độ TLĐĐ rất yếu Cường độ TLĐĐ yếu Cường độ TLĐĐ trung bình Cường độ TLĐĐ mạnh Cường độ TLĐĐ rất mạnh

Từ kết quả tính toán, dễ dàng nhận thấy cường độ hoạt động TLĐĐ dọc hành lang tuyến đường HCM qua huyện A Lưới dao động từ 50 - 73%, có sự khác nhau rõ rệt trên 3 đoạn tuyến đã phân chia. Trong đó, đoạn tuyến A Roàng - Hương Nguyên (phía Nam KVNC) có giá trị cường độ hoạt động TLĐĐ lớn nhất (SĐĐL = 73%) cho nên trên đoạn tuyến này được đánh giá là khu vực có cường độ TLĐĐ mạnh; tiếp theo là đoạn tuyến Hồng Thủy - Hồng Vân với cường độ hoạt động TLĐĐ SĐĐL = 65%, mặc dù SĐĐL nhỏ hơn so với đoạn Hồng Thủy - Hồng Vân tuy nhiên trên đoạn tuyến này cường độ TLĐĐ được đánh giá là dịch chuyển mạnh; cuối cùng đoạn Hồng Thủy - Hồng Vân với SĐĐL = 49% tương ứng với cường độ TLĐĐ yếu. Kết quả như trên là rất phù hợp so với thực tế. Bởi lẽ, tuyến đường nghiên cứu thuộc khu vực vùng núi trung bình Tây Trường Sơn với độ cao tuyệt đối từ 600 - 750 đến 1500 - 1600m; độ cao tương đối từ 20 - 50 đến 600 - 700m; độ dốc địa hình núi phổ biến từ 15 - 20 đến 30 - 400 trên sườn và MD có gốc dốc lên tới 65 - 700. Lượng mưa trung bình năm cao 2000 -3400mm, lượng dòng chảy trung bình năm 2500mm, hệ số dòng chảy năm α = 0.65 - 0.7; modul dòng chảy mặt năm 70 - 90l/skm2, sương mù dày đặc, độ ẩm cao, nước mặt nước ngầm phong phú. Đặc biệt lượng

mưa lớn, kéo dài làm tăng cao khả năng trượt lở, mương xói, lũ quét… Ngoài ra, còn rất nhiều YTTĐ cụ thể đã được trình bày ở tiểu mục 2.2.2.

Rõ ràng đây là khu vực có chế độ hoạt động TLĐĐ khá phức tạp, biến đổi mạnh theo không gian và thời gian, nên rất có nguy cơ phát sinh mạnh các quá trình trượt đất đá, lũ quét, lũ bùn đá trên MD. Do đó, cần lựa chọn phương pháp dự báo và phòng chống thích hợp nhằm giảm thiểu tác hại do hiện TLĐĐ trên MD gây ra. Không nên quy hoạch xây dựng các công trình kinh tế, dân sinh ở các đoạn MD đặc biệt nguy hiểm, đồng thời cần có kế hoạch để di dời dân sinh ra khỏi những khu vực này nhằm hạn chế những thiệt hại, góp phần phát triển kinh tế, VH - XH khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 84 - 85)