Ảnh hưởng của yếu tố địa chất a Quá trình phong hóa

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53)

- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện

NGHIÊN CỨU CÁC QUÁ TRÌNH TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN MÁI DỐC TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU

2.2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố địa chất a Quá trình phong hóa

a. Quá trình phong hóa

Tùy thuộc vào độ cao địa hình, thành phần thạch học của đá gốc, mức độ phá hủy kiến tạo mà trên mặt cắt vỏ phong hóa có sự biến đổi từ từ bắt đầu từ đá gốc tới sản phẩm phong hóa đất loại sét (phong hóa hoàn toàn, mạnh) với chiều dày đất đá vỏ phong hóa biến đổi phức tạp, không đều từ vài mét đến hàng chục mét với nhiều hình dạng khác nhau đan xen, răng cưa hay cục bộ...

Đoạn đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Thừa Thiên Huế chạy dọc theo thung lũng A lưới là khu vực đồi núi phía tây tỉnh TTH. Đây là dấu vết đứt gãy kiến tạo phân vùng gò đồi cao phía đông và vùng núi trung bình bắc Trường Sơn. Vì vậy quá trình địa chất đã hình thành 3 nhóm đá cơ bản là trầm tích hỗn hợp vùng thung lũng, đá biến chất và đá granit vùng núi Bạch Mã.

- Nhóm đá trầm tích hỗn hợp bao gồm các đá cát kết và cát bột kết, đây là nhóm đá chiếm diện tích lớn nhất và phân bố phần trung tâm của vùng, gần như toàn bộ thung lũng A Lưới nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua có nền địa chất được cấu tạo bởi các nhóm đá trầm tích hỗn hợp,nhóm đá này có kết cấu kém bền vững dễ bị thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài. Ở các khu vực có độ dốc lớn trên 300 như A Roàng, Hồng Thủy thành phần sét chiếm tỉ lệ cao nên nguy cơ trượt lở là rất lớn khi mưa kéo dài.

- Nhóm đá biến chất bao gồm các đá phiến sét, mica, gơnai đây là nhóm đá biến chất nhiệt tiếp xúc với đá macma của các khối granit, có diện tích đáng kể và phân bố

ven rìa các khối granit ở phía nam và phía bắc của thung lũng A lưới. Các khu vực này thường phân bố cách xa tuyến đường và có độ dốc lớn.

- Nhóm đá mácma axit có diện tích không lớn phân bố ở phía đông nam và tây bắc khu vực nghiên cứu có địa hình hiểm trở nên có khả năng xảy ra trượt lở lớn với mật độ cao.

Nhìn chung, trượt lở phần lớn xảy trong các loại đất đá có thành phần giàu alumosilicat, tiếp đến là các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên - phun trào.

Từ các số liệu về chỉ tiêu cơ lý của các đới, phụ đới phong hóa vùng đồi núi KVNC, dễ dàng nhận thấy quá trình phong hóa đã làm suy giảm các thông số kháng cắt C, φ của đới đá phong hóa KVNC và do đó, làm giảm hệ số ổn định SD, MD.Cụ thể giá trị C, φ của đá phong hóa từ trung bình đến nhẹ, nguyên tươi thuộc một số hệ tầng, phức hệ như sau: C = 65 - 210 kG/cm2, φ = 39 - 480, nhưng khi đá trong các thành tạo này đã bị phong hóa triệt để thành đất loại sét thì giá trị C giảm mạnh, lúc này C = 0.25 - 0.32 kG/cm2 và φ = 28 - 350.

Hình 2.16. Đất đá bị phong hóa mạnh với bề dày 20m tại chân đèo PêKe

Qua quá trình khảo sát chúng tôi đã phát hiện 3 điểm trượt lở do nguyên nhân phong hóa như: tại Km 314 + 000(ở chân đèo PêKe phía Bắc) taluy dương phải bị trượt lở với chiều cao 5m, dài trung bình là 10m, bề dày 0,5m, tại km 381+ 150 Khối trượt phát sinh trên taluy trái đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Hồng Kim có chiều cao khoảng 12m, rộng gần 1m, bề dày của khối trượt là 0,5-1m và tại km 445+ 900 khối trượt xảy ra trong lớp vỏ phong hóa mạnh của hệ tầng Long Đại (O3 - S1 ld). Qua khảo

20m

sát nhận thấy đất đá cấu tạo tầng phủ đã bị phong hoá ở mức độ mạnh đến rất mạnh, trở thành đất loại sét có lực kháng cắt thấp.

Như vậy, có thể nói quá trình phong hoá là nguyên nhân tạo môi trường thuận lợi và làm phát sinh, phát triển quá trình trượt lở đất đá ở KVNC. Đây là nguyên nhân phá vỡ tính chất liền khối, làm biến đổi thành phần, cấu trúc, trạng thái, TCCL của đất đá, gây mất ổn định MD vùng đồi núi mà đường Hồ Chí Minh chạy qua.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w