- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện
b. Hoạt động xâm thực của sông và dòng chảy tạm thời trên sườn dốc
2.2.2.4. Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế xây dựng công trình
Các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người tác động lên môi trường địa chất như: cắt xén sườn dốc, thi công mái quá dốc, đốt phá rừng làm nương rẫy, phá huỷ dòng chảy mặt và ngầm, chất tải trên sườn dốc, nổ mìn, khai khoáng, ....là một nguyên nhân hết sức quan trọng trong quá trình trượt lở đất đá. Hoạt động cắt xén sườn dốc phổ biến trên các tuyến đường giao thông KVNC chủ yếu là san gạt làm đường. Tác động cắt xén sườn dốc sẽ gây quá trình trượt lở đất đávới bất cứ loại đất đá phong hoá nào dù đó là sản phẩm phong hoá của đá trầm tích, biến chất hay magma. Thi công taluy đường đã phá vỡ sườn dốc tự nhiên và thường làm tăng độ dốc và chính hoạt động đó đã làm cho các lực gây trượt, dịch chuyển lớn hơn lực chống trượt, chống dịch chuyển, đặc biệt khi trời mưa độ ẩm của đất đá trên sườn dốc tăng lên dẫn đến dịch chuyển trọng lực hoàn toàn.
Qua khảo phát hiện một số điểm trượt lở đất đá phát sinh do nguyên nhân này gây ra như ở tại km 318 + 400 khối trượt đã được gia cố bằng tường chắn bê tông cao khoảng 2,5m, chiều dài 40, km 383 + 200 thuộc xã Phú Vinh taluy dương trái có khối đất sụt dòng đất đá cao 50m, rộng gần 1m, dày 0,5 – 1,5m, tại km 399+500 qua xã A Roàng khối trượt khoét sâu vào taluy dương tuyến đường nghiên cứu.
Hình 2.18. Hoạt động cắt xén sườn dốc tại đèo Pêke
Tóm lại: Trên tuyến đường Hồ Chí Minh hiện tượng trượt lở đất đá trên mái
dốc phát sinh, phát triển là do các nguyên nhân chủ yếu sau: quá trình phong hóa, tác động của nước mưa đặc biệt là lượng mưa lớn và thời gian kéo dài, các hoạt động kinh tế - xây dựng công trình của con người mà chủ yếu là cắt xén sườn dốc để làm đường, nổ mìn, san gạt để xây dựng và chuyển động nâng tân kiến tạo.