- Phức hệ Bà Nà (G K2bn): Phân bố lộ ra một khối nhỏ ở xã Hồng Hạ, với diện
b. Chọn lựa các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động TLĐĐ trên tuyến đường nghiên cứu
tuyến đường nghiên cứu
Các chỉ tiêu cần lựa chọn đánh giá chính là những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát triển TLĐĐ trên tuyến nghiên cứu tức là những YTTĐ tự nhiên và nhân tạo có tác dụng làm mất trạng thái cân bằng ứng suất trọng lực và làm biến đổi TCCL đất đá, dẫn đến làm giảm hệ số ổn định MD. Như chúng ta đã biết, hoạt động TLĐĐ phát sinh và phát triển là do tác động của hàng loạt nguyên nhân, điều kiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân sinh cùng tồn tại, vận động và tương tác lẫn nhau trong địa hệ TN - KT phức tạp. Các nguyên nhân, điều kiện đó vừa là các hợp phần của địa hệ nói trên, vừa là thành phần của khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển và sinh quyển cấu tạo nên địa hệ. Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu về trượt lở không phải bất cứ MD nào cũng đều chi phối bới các nguyên nhân, điều kiện có thể xác định rõ vai trò, bản chất, nhất là lượng hoá chúng bằng kết quả đo đạc, thí nghiệm. Thật vậy, một số
yếu tố rất khó nhận diện và đánh giá vai trò, bản chất của nó, nhất là không thể định lượng được tác động của nó. Ma trận YTTĐ được xây dựng phải khoa học, có căn cứ, các yếu tố được đưa vào tuyển chọn phải mang tính đại diện cao và quan trọng đối với quá trình trượt đất đá. Trên cở sở xem xét mối tương tác giữa thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và quyển kỹ thuật để lựa chọn ra những yếu tố thuộc các quyển này bao gồm các YTTĐ về địa chất, địa hình - địa mạo, ĐCTV, TCCL đất đá vùng đồi núi. Qua thực tiễn nghiên cứu TLĐĐ, và trên cơ sở phương pháp chuyên gia, tham kiến ý kiến của nhiều nhà khoa học và xuất phát từ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển quá trình TLĐĐ trên tuyến đường nghiên cứu, các chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn, bao gồm:
- Độ dốc của MD: Mái dốc hay có thể xem đó là sườn dốc nhân tạo, độ dốc MD
là gốc dốc tạo nên bởi những tác nhân có nguồn gốc nhân tạo (α), đây là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển TLĐĐ. Độ dốc của MD càng lớn, sườn càng gồ ghề càng khả năng gây TLĐĐ càng cao.
- Cường độ mưa: Tác động của mưa được đánh giá trên cơ sở lượng mưa năm
của vùng R (mm/năm), mưa càng lớn và kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra phát sinh, phát triển TLĐĐ và các hiện tượng địa chất động lực đồng hành khác trên SD như lũ quét, lũ bùn đá, mương xói...
- Hoạt động KT - XD các công trình: Các hoạt động của con người trong đó có
việc xây dựng các đường giao thông, các công trình dân dụng và công nghiệp trên các sườn có độ ổn định thấp, tăng tải trên MD và các khu vực kế cận mép sườn là những nguyên nhân gây trượt lở.
- Thành phần thạch học, cấu trúc đất đá: Các thành tạo, cấu tạo địa chất và
TCCL hóa của các lớp đất đá khác nhau có độ bền khác nhau. Các đất đá có tính liên kết yếu thường xảy ra trượt lở đất.
- Các đứt gãy kiến tạo: Tác động của yếu tố kiến tạo đến hoạt động TLĐĐ
VNC được đánh giá trên cơ sở mật độ đứt gãy kiến tạo của vùng (Df, km/km2), chúng tạo nên các đới dập vỡ, nứt nẻ là tiền đề cho quá trình trượt lở đất có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, đây cũng là những vùng nguồn gây động đất, chấn động động đất có thể kéo theo các vụ trượt lở đất xảy ra.
- Bề dày, độ bền kháng cắt đất đá đới phong hóa mạnh và hoàn toàn: Tùy vào
mức độ phong hóa mà mỗi loại vỏ phong hóa thường có độ dày khác nhau cũng như sự biến đổi TCCL khác nhau, trong đó thể hiện rõ nhất là độ bền kháng cắt giảm đi
đáng kể trong môi trường phong hóa mạnh. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của MD cũng khác nhau. Những MD có bề dày lớp vỏ phong hóa càng lớn và biến đổi mạnh đến hoàn toàn thì khả năng phát sinh TLĐĐ càng cao.
- Độ phong phú nước Q (l/s): Sự dao động của mực nước ngầm làm phát sinh
các lực thủy tĩnh và lực thuỷ động lên đất đá. Mức độ phong phú của nước trong đất đá thể hiện rất rõ ràng ở các mạch lộ tự nhiên ở MD. Các lực do nước dưới đất sinh ra có ảnh hưởng đến sự biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá trên MD. Trong những thời gian biến đổi đột ngột gradien áp lực, áp lực thuỷ động có thể là nguyên nhân phá huỷ độ ổn định của đất đá ở MD.
- Độ che phủ thảm thực vật: Lượng sinh khối tạo nên mặt đệm bảo vệ MD, loại
thực vật làm thay đổi tính ổn định của MD: các khu vực có rừng phát triển ổn định thì hiện tượng trượt lở đất hiếm khi xuất hiện. Thảm thực vật được đánh giá trên cơ sở độ che phủ hiện hữu của các loại cây cỏ trên KVNC; việc đánh giá thảm thực vật bao hàm cả các hoạt động khai thác gỗ và đốt rừng làm nương rẫy
- Phân cắt sâu của địa hình: Sự chênh lệch độ cao của địa hình là một trong
những điều kiện quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TLĐĐ trên MD, ở khu vực có độ phân cắt sâu lớn thì hoạt động trượt lở nói riêng và một số hoạt động địa chất động lực thường phát sinh trên MD xảy ra mạnh mẽ và quy mô phức tạp. Phân cắt sâu của địa hình được đánh giá trên cơ sở hệ số phân cắt sâu Ed (m/km2).