- Thang bậc cấp cường độ (mức độ) tác động của các yếu tố Aj
b. Trồng cỏ tạo thảm thực vật che phủ và bảo vệ mặt MD.
Biện pháp bảo vệ bề mặt MD, nhằm chống xói mòn đất và hiện tượng sũng nước của đất đá do nước mưa gây ra thường được thực hiện bằng cách trồng cỏ, gieo hạt thực vật trên lớp đất nhằm tạo lớp phủ thực vật dày đặc.
Tính năng dễ nhận thấy nhất là cỏ Vetiver có tác dụng gắn kết các hạt đất, hạn chế xói lở, xói mòn bề mặt. Khi được trồng thành hàng, bộ rễ sâu của nó liên kết với nhau có tác dụng như tường chắn, hoặc neo, giúp hạn chế sụt lở nông của mặt dốc và MD.
Cỏ Vetiver giúp phân tán đều lượng nước mặt, nước ngầm có sẳn trong MD hoặc chảy vào MD từ bên ngoài. Thông qua đó, một lượng nước rất lớn được hút lên và tiêu thoát và khí quyển góp phần làm khô khối đất đá và quan trọng hơn nó còn giúp giải tỏa nước lỗ rổng trong đất đá.
3.5.3.3. Xây dựng công trình chống đỡa. Phương pháp tường chắn a. Phương pháp tường chắn
Tường chắn là một trong những loại công trình chống đỡ được ứng dụng rộng rãi nhất cần được thiết kế theo 1 trong 3 hình thức sau đây tuỳ theo tính chất chịu lực và tác dụng của nó: Tường đỡ; Tường ốp mái; Tường chịu lực.
Khi thiết kế tường chắn chịu lực chống trượt, ngoài việc tiến hành theo trình tự chung về thiết kế tường chắn, còn cần phải kiểm toán về khả năng ổn định chống lật, chống trượt phẳng, về độ bền của tường và khả năng ổn định của nền. Biện pháp phổ biến nhất hiện nay là làm tường chắn bằng đá xây, rọ đá hoặc bê tông, có hoặc không có cốt thép.
Áp dụng biện pháp này, nếu không được thiết kế, tính toán chính xác, cụ thể thì sẽ phản tác dụng gây nên nhiều tốn kém mà không có tác dụng, trượt làm xô đẩy cả tường chắn và đường trôi theo thân trượt.
Trong một số trường hợp, việc xây tường chắn lại tăng nguy cơ trượt, khi trượt xảy ra bị trôi theo dòng trượt.
Nguyên nhân hư hỏng tường chắn chủ yếu là khi thiết kế và thi công, tường chắn thường chân móng chỉ nằm trong tầng phủ, không có khóa chống trượt, thường là kiểu tường chắn trọng lực, tức là chỉ dựa trên chính trọng lượng của tường chắn, rất nhiều trường hợp tường chắn không làm các lỗ thoát nước và chính các tường chắn lại cản trở MD tiêu thoát nước.
Muốn phát huy được tác dụng của tường chắn thì trước hết phải bảo đảm đặt móng của chúng được chôn sâu xuống nền đá gốc ổn định hoặc hoặc bố trí móng cọc khoan nhồi cắm sâu xuống nền đá gốc ổn định (thường khoảng 0.5m).
Tường chắn nếu không được cắm sâu xuống lớp đá gốc, không có khóa, neo hoặc không được thiết kế chống trượt và chống lật phù hợp thì bản thân tự nó như một bệ, đê phản áp, hầu như không có tác dụng trong trường hợp mặt trượt phẳng nằm nghiêng, thậm chí nó còn là vật gia tải (tải trọng ngoài) như là tác nhân hỗ trợ cho trượt.
Tường chắn phải có số lỗ thoát nước đảm bảo thoát hết và nhanh lượng nước tích tụ sau lưng tường chắn, sau lưng tường chắn là hào thu nước ngầm phải có cấu tạo tầng lọc ngược từ cát to đến cuội sỏi và đến đá hộc sát tường chắn; dưới đáy được phủ bằng bê tông cách nước, phía trên mặt phủ bê tông hoặc lèn chặt bằng đất sét và có phủ một vầng cỏ nhằm không cho nước mặt xâm nhập xuống.
Hình 3.10. Sơ đồ thoát nước sau lưng công trình chống đỡ
1-Tường chắn; 2-Cấu tạo tầng lọc ngược; 3-Lỗ thoát nước xuyên tường chắn
4-Tầng đá gốc; 5-Lớp chống thấm (sét đầm chặt + tầng cỏ hoặc phủ kín bằng bê tông); 6-Rãnh thoát nước mưa.
Biện pháp xây dựng tường chắn được đánh giá cao và rất hiệu quả khi sử dụng chống trượt ở các MD có mặt trượt nằm gọn bên trên mặt đường hoặc nằm dưới mặt đường ở độ sâu không lớn.
Các công trình chống đỡ được thi công theo phương pháp phân đoạn, tức là xây móng "nhảy cóc" từng đoạn để tránh giảm sức chống đỡ của chân MD trong quá trình thi công. Cần thiết kế công trình chống đỡ có tiết diện thay đổi tuỳ theo sự thay đổi mặt cắt khối trượt và TCCL của đất đá, đồng thời phải chú ý thiết kế thoát nước sau lưng tường (nhất là trường hợp đất trượt là sườn tích dễ thấm nước). Tường chống đỡ còn có thể được xây dựng theo kiểu chồng nề bằng gỗ hoặc bằng bê tông cốt thép ở trong đổ đá. Phương pháp này có ưu điểm là xây dựng đơn giản, nhanh, có thể tận dụng vật liệu tại chỗ (đá yếu, đá lăn...). Do đó, tường chắn theo kiểu chồng nề có sức chống đỡ lớn, đồng thời khi bị khối trượt đẩy dù có dịch chuyển cũng không bị phá huỷ như tường chắn xây liền theo kiểu thông thường, hơn nữa lại có khả năng thấm, thoát nước sau tường tốt.
Nguyên nhân hư hỏng tường chắn chủ yếu là khi thiết kế và thi công, tường chắn thường chân móng chỉ nằm trong tầng phủ, không có khóa chống trượt, thường là kiểu tường chắn trọng lực, tức là chỉ dựa trên chính trọng lượng của tường chắn, rất nhiều trường hợp tường chắn không làm các lỗ thoát nước và chính các tường chắn lại cản trở MD tiêu thoát nước.