Phương pháp neo vào đá gốc

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 95)

- Thang bậc cấp cường độ (mức độ) tác động của các yếu tố Aj

e.Phương pháp neo vào đá gốc

Đây là một phương pháp rất tốn kém cần tính toán kỷ trước lúc quyết định thi công, chỉ nên áp dụng khi và chỉ khi không còn giải pháp nào áp dụng hiệu quả.

+ Cọc neo: Sử dụng các cọc đóng sâu qua các khối trượt vào phần đá gốc bền vững, đầu cọc nhô lên sát bề mặt.

+ Chốt neo: Các cọc ngắn, đầu cọc nằm sâu trong khối trượt.

+ Neo giữ bằng các vì neo: Đồng thời với việc đóng cọc neo còn có thể nối đầu trên của cọc với các điểm tựa vững chắc nằm ngoài khối trượt bằng dây cáp hay thanh kim loại.

Hình 3.13. Gia cố khối đá không ổn định bằng cọc neo (1- Đầu cọc neo; 2- cọc neo; 3- đế neo)

3.4.3.4. Các biện pháp cải tạo tính chất của đất đá

Đây là nhóm biện pháp thường mang lại hiệu quả cao trong trường hợp áp dụng các biện pháp khác khó khăn, tăng cường tính chất cơ học của đất đá, đặc biệt độ bền và có thể xử lý bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp cố kết đất đá: Được sử dụng để làm tăng khả năng chống trượt của đất đá, tăng độ chặt hiệu dụng và nâng cao hệ số ma sát trong cũng như lực dính hiệu dụng của đất đá bằng băng thoát nước hoặc hạ mực nước bảo hoà trong các hố móng…

- Cải tạo TCCL của đất đá: Nhiều khu trượt đất đá có thể có độ nứt nẻ và phong hóa cao, có sức chống cắt thấp, độ ổn định kém... Để làm thay đổi trạng thái và tính chất của đất đá, nhằm ngăn ngừa sự thành tạo trượt, bên cạnh nhiều biện pháp công trình khác, có thể sử dụng biện pháp cải thiện và làm thay đổi nhân tạo các tính chất của đất đá như:

+ Bơm phụt nhựa đường, bi tum, nhựa tổng hợp;

+ Đầm, nén chặt đất.

- Thiết kế độ chặt nền đường đảm bảo yêu cầu theo quy định (TheoTCVN 4054 : 2005): Nhằm tăng lực kháng cắt, giảm độ rổng, giảm độ hút nước và độ trương nở của khối đất đá phía dưới mặt đường.

Bảng 3.13. Độ chặt k của nền đường Loại công trình Độ sâu tính từ đáy áo đường xuống (cm) Độ chặt k Đường ô tô từ cấp I đến cấp IV Đường ô tô từ cấp V đến cấp VI N Nền đắp

Khi áo đường dày trên

60cm 30 ≥ 0,98 ≥ 0,95

Khi áo đường dày dưới

60cm 50 ≥ 0,98 ≥ 0,95 Bên dưới chiều sâu kể trên Đất mới đắp ≥ 0,95 ≥ 0,93 Đất nền tự nhiên Cho đến 80 ≥ 0,93 ≥ 0,90

Nền đào và nền không đào không

đắp (đất nền tự nhiên) 30 ≥ 0,98 ≥ 0,95

30-80 ≥ 0,93 ≥ 0,90

Độ chặt nền đường, ngoài đảm bảo sức chịu tải mặt đường còn có tác dụng rất lớn trong ổn định MD. Độ chặt của nó như là một tường chắn tự nhiên được cố kết đến tận tầng đá gốc, nên có vai trò rất lớn trong ổn định MD. Độ chặt k được xác định theo bảng 3.13.

- Biện pháp thiêu kết đất.

Biện pháp này được sử dụng chủ yếu ở các nước phát triển, ở Việt Nam chưa có điều kiện áp dụng, người ta thường dùng biện pháp này để thiêu kết đất loại sét bảo hoà nước; Việc thiêu kết được thực hiện bằng điện, khí nóng hoặc đốt nhiên liệu...nhằm xử lý tổng hợp các vấn đề về nền đất yếu, về cường độ và biến dạng. Chống trượt chỉ là một biểu hiện cụ thể của ứng dụng phương pháp cải tạo đất bằng thiêu kết.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐA CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT ĐẤT ĐÁ MỘT SỐ ĐOẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HCM QUA HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 95)