Việc đánh mất dần các giá trị văn hóa làng truyền thống

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 86)

- SV tìm hiểu về hệ thống đình làng của Quảng Nam (thông qua các khóa luận, tiểu luận của sinh viên cao đẳng khoa Văn hóa – Du lịch)

6.1.1Việc đánh mất dần các giá trị văn hóa làng truyền thống

- Văn hóa làng là những tế bào sống trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nơi lưu giữ và biểu hiện sinh động bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc - đất nước Việt Nam trong lịch sử rất cần được bắt đầu từ việc nghiên cứu làng xã.

Do đó, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng đặt ra yêu cầu phải thường xuyên quan tâm tới vấn đề văn hóa làng, di sản văn hóa làng.

- Di sản văn hóa làng là kết tinh mồ hôi và xương máu, trí tuệ và tình cảm, bàn tay tài khéo và óc sáng tạo... của các thế hệ dân làng trong trường kỳ lịch sử lao động, sản xuất, chiến đấu nhằm xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Vì thế, di sản văn hóa làng là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, cùng môi trường sinh thái - nhân văn và toàn bộ hiện thực muôn mặt hoạt động sống của cộng đồng dân cư làng xã.

Ðây cũng chính là một trong những thành tố hợp thành và góp phần làm nên nét đa dạng văn hóa, sự phong phú cùng những giá trị đặc sắc của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, làng Việt cổ truyền chính là một trong ba trụ cột của văn hóa cổ truyền Việt Nam: Gia đình - Làng - Nước.

- Từ thực tế khảo sát, điều tra sơ bộ về di sản văn hóa ở một số làng Việt cổ thuộc các vùng đất vốn được coi là cổ kính của đất nước (Bắc Ninh, Nam Ðịnh, Hà Tây...), và từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong những năm qua, có thể nhận thấy rằng, những giá trị văn hóa đang được bảo lưu tại các làng xã là hết sức đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế, nhưng cũng đã, đang bị "hao hụt", nhạt phai nhiều.

- Ðặc biệt là, môi trường sinh thái - nhân văn của các làng xã đã bị biến dạng dưới tác động của quá trình mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xu hướng đô thị hóa. Các di sản văn hóa vật thể, vì nhiều lý do, bị xuống cấp, tiêu hủy, thất thoát nhiều. Các di sản văn hóa phi vật thể thì hoặc bị thất truyền, hoặc đã bị "tổn thương" không ít. Một điều quan ngại khác, là ngay cộng đồng cư dân làng xã,

ở những mức độ khác nhau, cũng có biểu hiện sự suy giảm về mức độ gắn bó, trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa của chính cộng đồng mình...

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 86)