Tín ngưỡng thờ thần linh

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 48)

- Rất phổ biến ở nước ta vì theo quan niệm của người nông dân Việt Nam: có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Đó cũng là thái độ tri ân với những người có ơn ban cho dân làng một cuộc sống yên lành. Trong nhà, dân làng thường thờ thổ công, thổ địa, tiên sư, thần tài, ngũ hành tiên nương, thập nhị hành khiển. Ở những nơi công cộng thì thờ thần danh sơn đại xuyên, ông Tà, Tứ phương, Ngũ hành, thần xóm, thần

ngõ, ông Hổ, ông Ngư, cây Đa, cây Đề…, những người có công, những người trung nghĩa, tiết hạnh.

- Trong tâm thức dân gian của người Việt quan niệm cả nước là một đại gia đình, chung huyết thống. Gia đình nào cũng có người chủ là mẹ, theo chế độ mẫu quyền. Có mẹ Đất, mẹ Nước... các Mẹ trong kho tàng thần thoại của 54 dân tộc ở Việt Nam. Trong số những người Mẹ ấy, dân gian đã tôn Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoãi, Mẫu Cửu Trùng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh làm Tứ phủ.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta còn sáng tạo nên một hệ thống các thần nữ ở các làng xã tạo nên biểu tượng sống động về người phụ nữ Việt Nam. Đó là những nữ thần sáng tạo ra vũ trụ, sáng tạo ra loài người như các bà Riada của dân tộc Xơ Đăng, bà Kon Ken của dân tộc Bana, bà Âu Cơ của người Kinh. Ngoài ra, còn có các nữ thần thiên nhiên như nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng, nữ thần Lửa, nữ thần nghề Mộc...

* Qua hoạt động tín ngưỡng này đã làm tăng thêm niềm tin và sức mạnh tinh thần cho cuộc sống, sự đồng cảm với thế giới siêu nhiên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 48)