Tục ngữ phương ngôn

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 72)

- SV nắm được những ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt, tìm các film tài liệu về Ngàn năm Thăng Long – Đông Đô – hà Nộ

5.1.4 Tục ngữ phương ngôn

Kho tàng này rất phong phú, thường là để giới thiệu những nét riêng của các làng trong một vùng, một địa phương: hoặc là ca ngợi nghề nghiệp, sản vật, hoặc đánh giá con người (tập thể hay cá nhân). Một số lớn những câu phương ngôn, tục ngữ là những câu ghép đặc điểm của làng này với làng khác để gây được sự chú ý bằng lối quan sát song hành. Có thể so sánh những địa điểm rất xa nhau (trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim),…Điều chủ yếu là người ta muốn nhắc đến những gì gây sự chú ý về một làng, một địa phương ấy mà thôi. Gọi phương ngôn là vì như thế (khác với nghĩa phương ngôn trong ngôn ngữ học).

- Cũng ở loại này còn phải chú ý đến cả những thuật ngữ có tính chất chuyên môn mà hiện nay ta chưa có điều kiện để thu thập. Những làng có nghề nghiệp riêng thường có những thuật ngữ riêng. Dân chài lưới, dân sống trên sông nước, dân chuyên nghề mộc…đều có những từ chuyên môn phong phú. Rất nhiều thuật ngữ chuyên môn dồi dào hình ảnh, chẳng hạn thợ mộc có thành ngữ: “cuộn vỉa múi cam”, các ngư dân chài lưới có “đăng buồm, trở nhốm”…Nếu lưu tâm đến kho tàng này thì chúng ta sẽ thấy sự giàu có phong phú của ngôn ngữ Việt Nam.

- Còn về tục ngữ đây là một kho tàng khổng lồ, người dân dùng để giáo dục cho con cháu mình và cho chính bản thân mình. Đa số các làng Việt Nam xưa không có trường, có lớp do nhà nước mở ra nhưng có sách bằng lời, chủ yếu là bằng tục ngữ để dạy phép tu thân xử thế, rồi để quan sát, đúc kết kinh nghiệm mà tồn tại phát triển.

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)