Lễ tiết ở làng

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 74)

- SV nắm được những ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt, tìm các film tài liệu về Ngàn năm Thăng Long – Đông Đô – hà Nộ

5.2.1 Lễ tiết ở làng

Lễ tiết là chỉ vào các ngày làng tiến hành các nghi lễ với các lực lượng siêu trần. Có cúng trời đất, thần linh, có cúng cả ma quỷ. Có lễ tiết do làng đảm nhiệm, có lễ của các tư nhân, các gia đình, nhưng không phải trong phạm vi gia đình riêng mà được đưa ra trước cả làng, cả họ chứng kiến. Xem xét các lễ tiết có thể thấy sắc thái văn hóa quê hương, hiểu được phần sâu lắng trong tâm hồn những người dân quê bình dị.

- Những ngày lễ của làng:

+ Thông thường những làng trước đây có đền, chùa, miếu thường hay có cúng bái, tế lễ. Đại thể thì có những lễ như xuân tế, thu tế, lễ hạ điền, lễ kỳ phúc…Những ngày lễ này được dân chúng tổ chức để mừng năm mới hay tiễn đưa năm cũ, thể hiện ước mơ mùa màng tốt đẹp, nhắc nhở các chu kỳ lao động trong nông nghiệp hay ngư nghiệp…Không có những ngày lễ, ngày vui như vậy thì sẽ không tạo được không khí vui tươi trong cuộc sống lam lũ, cực khổ của những người dân quê. Ngoài những ngày lễ như trên thì còn có những ngày lễ khác khi mùa màng đang bị đe dọa bởi những biến cố bất thường. Có nạn sâu keo, người ta làm lễ tống trùng; có nạn hạn hán, người ta làm lế cầu mưa…Chưa hẳn đã có lực lượng thần linh nào trợ giúp nhưng việc gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào một quyền uy tưởng tượng vẫn đáng cho ta kính cẩn hơn là khích bác, chê bai.

- Những ngày lễ của gia đình: Lễ tiết của gia đình thường là những ngày kỵ, giỗ tổ tiên, những lễ cưới xin, ma chay…Trừ những ngày giỗ, hầu hết các lễ khác, không nhiều thì ít đều là một sự kiện văn hóa xảy ra trong làng, có liên quan đến cộng đồng. Có những lễ tiết tuy rất riêng của gia đình nhưng lại mang đậm bản sắc văn hóa, có ảnhhưởng rộng hẹp trong từng vùng

5.2.2 Lễ hội

- Cùng với hoạt động tín ngưỡng, lễ hội trong làng xã khá phong phú nhưng tiêu biểu nhất trong lễ hội làng xã chính là lễ hội thành hoàng được tổ chức chung cho từng cộng đồng làng xã và cũng có khi nó được mở rộng ra cả không gian của vùng. Ở buổi đầu khi còn trồng lúa một vụ thì lễ hội kẻ chạ của cư dân Văn Lang được mở ra vào mùa thu phù hợp với thời gian nông nhàn của vụ lúa mùa. Sau, cùng với sự phát triển của vụ Chiêm có thêm thời gian nông nhàn vào đầu năm mới. Bên cạnh đó, phong tục đón tết nguyên đán cũng ngày càng ổn định. Vì thế, thời gian mở hội chuyển từ mùa thu sang mùa xuân.

+ Lễ hội làng xã thường được tổ chức tại các đình, chùa, đền miếu vì nó gắn liền với việc thờ phụng thần, phật, tiên, thánh của địa phương và theo một niềm tin

vốn có từ xa xưa thì thần thánh chứng kiến mọi hoạt động của dân làng và rất hoan hỉ trước sự vui vẻ, no ấm của dân làng. Phần lễ được tổ chức bên trong đình, chùa, làng, miếu. Phần hội được tổ chức ở ngoài sân.

- Có thể chia lễ hội làng xã làm ba loại lớn: Lễ hội nghề nghiệp liên quan đến việc thờ cúng tổ sư nghề nghiệp và cầu mong sự được mùa và tạ ơn thần linh. Lễ hội lịch sử diễn ra nhân các ngày tưởng niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước. Lễ hội tín ngưỡng thờ thần, thờ Mẫu và lễ hội tôn giáo.

+ Cũng có một số nhà nghiên cứu chia lễ hội làm ba loại khác:

. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các lễ hội nghề nghiệp mà trước hết là lễ hội nông nghiệp.

. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là những lễ hội kỉ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước.

. Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tôn giáo và văn hóa. * Một lễ hội làng xã gồm có hai phần: phần lễ và phần hội.

5.2.2.1 Phần lễ: mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình bao gồm các hành vi động tác nhằm biểu hiện lòng ngưỡng mộ, tôn vinh của con người đối với thần linh. Cấu trúc một phần lễ bao gồm:

- Lễ rước nước - Lễ mộc dục - Tế gia quan - Rước - Đại tế - Lễ túc trực - Xướng ca - Tuyên lời khánh chúc - Lễ rã đám

Cùng với phần lễ long trọng như vậy, thì những trò vui diễn ra trong lễ hội cũng không kém phần phong phú, đa dạng và đầy màu sắc.

5.2.2.2 Phần Hội

- Phần lễ ở trong đình (đền, chùa) trang trọng và tôn nghiêm là vậy, ngược lại ở bên ngoài thì phần hội thật là vui nhộn, sôi nổi. Hội làng từ xa xưa vốn đã có rất nhiều trò vui như: Đánh đu, đấu vật, cướp cờ, chọi gà... thu hút nhiều người tham gia, cổ vũ. Ngoài ra còn có các tiết mục như: Hát ả đào, hát trống quân, hát đối quan họ ở các nơi trên đình, đền, chùa và dưới thuyền, tối có “chiếu chèo” hoặc giao lưu văn nghệ, thơ ca... Nói chung có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian truyền thống. Những chàng trai, cô gái làng quê, thường ngày là những

thợ cày, thợ cấy khỏe mạnh, đảm đang, đêm hội làng hóa thân thành những ông hoàng, bà chúa oai phong, lộng lẫy hoặc trở thành những liền anh, liền chị quan họ đã hát hay, múa dẻo, lại rất thạo việc ruộng đồng.

- Mùa lễ hội, làm sao để dân làng và khách thập phương hiểu rõ ý nghĩa ngày hội làng là ngày kỷ niệm gì, di tích, hoặc đình, đền, chùa địa phương mình thờ phụng những ai, hiểu rõ thân thế và sự nghiệp người đó đã có công thế nào với dân, với nước... Từ đó khơi dậy được niềm tự hào của mọi người đối với quê hương mình, tăng thêm sự uy nghiêm trang trọng của ngày lễ hội, đồng thời cũng ý thức cho lớp con cháu hôm nay phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại.

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)