- SV nắm được những ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt, tìm các film tài liệu về Ngàn năm Thăng Long – Đông Đô – hà Nộ
5.1.1 Ca dao, dân ca
Hầu hết những ca dao, dân ca, những làn điệu và khúc thức dân ca đều có ở các làng, vì đó là những phương tiện biểu lộ tâm hồn, tình cảm của dân quê Việt Nam nói chung, và ở các địa phương nói riêng. Nhiều nơi dân ca mang màu sắc âm điệu độc đáo, chỉ có ở nơi ấy mà không có ở nơi khác. Vì vậy, ta thấy ở đây là hát xoan, hát ghẹo, ở kia là hát dặm, hát quan họ, hò Huế, hò Sông Mã,…Ngay ở từng câu hát, chung cho một miền, một xứ, mỗi làng vẫn có thể có cách luyến láy khác nhau. Tất cả đều thắm đượm hồn quê, chủ yếu là hồn quê Việt Nam, không trùng hợp với tâm hồn của bất cứ dân tộc nào.
5.1.2 Truyện kể
- Người dân ở các làng bản Việt Nam rất thích truyện kể. Có thể nói, truyện kể là loại hình dân gian phổ cập nhất ở nông thôn từ xưa đến nay. Đó là những truyện cổ tích quen thuộc, được tất cả mọi người già, nhất là các bà cụ, bà mẹ thông thuộc, đêm đêm thường kể lại cho các con cháu nghe.
- Nội dung của các truyện kể rất phong phú: Đó là những truyện dã sử về địa phương hoặc là những truyện lưu truyền trong cả nước, phần nhiều là các giai thoại hay các huyền tích về vua quan, tướng lĩnh…Nhiều địa phương đã tự nhận những nhân vật lịch sử là danh nhân quê hương mình, do vậy mặc dầu làng không phải là nơi đã diễn ra các sự kiện hay hiện tượng ấy, nhưng vẫn rất tự hào là có dấu tích của danh nhân.
- Đó cũng có thể là các truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn ở làng không phải chỉ để giáo dục trẻ em như sách giáo khoa, mà để cho người dân dùng trong ứng xử. Người dân kể chuyện ngụ ngôn cho cháu con nghe và dùng cả truyện ngụ ngôn để nhằm nói chuyện đời. Đa số những truyện kể, những câu có tính cách ngụ ngôn đều được người dân ở làng quê dùng làm nơi cửa miệng.
- Đó cũng là các truyện tiếu lâm hoặc các truyện hài hước. Ở khá nhiều làng, chúng ta đều gặp những người có tài chuyên kể các chuyện tiếu lâm mua vui trong đời sống. Chuyện của họ có khi kể ngay ở căn lều tồi tàn, trong buổi nghỉ ngơi giữa giờ lao động, và thường là ở các buổi bà con mời nhau uống nước bên chái bếp hoặc trước sân nhà. Có công tập hợp lại, ta sẽ gặp hàng loạt truyện kể của những tên tuổi nổi danh như Thủ Thiệm, Ba Phi…Trong số các truyện tiếu lâm ở làng, ta thấy có
những chuyện mang tính cách dâm tục. Không khí ở làng quê tự do, thoải mái nên truyện tục cũng được lưu hành tự do hơn.
5.1.3 Vè
- Những câu vè, bài vè ghi chép về tình hình xã hội, phong tục và cả những việc thời sự của làng. Vè là một dạng “khẩu báo” rất sinh động cho ta thấy được chuyện xưa, chuyện nay của một làng, mà còn là nguồn tài liệu phong phú để ta thấy được cái hài hước, cái ý vị, dí dỏm, nghịch ngợm của những người dân ở các làng ấy. Có vè địa phương, vè lịch sử cung cấp nhiều tài liệu giá trị về thôn xã cũng như về con người. Những làng miền biển thường có các bài nhật trình, là những bài ca địa lý sinh động. Những làng có nghề nghiệp khác nhau lại có hàng loạt bài vè về khoa học tự nhiên, về chim, về cá, về cây cỏ hoa lá…giúp cho việc mở mang kiến thức. Phải thực sự về làng, sống với người dân quê mới được nghe kể loại vè này.