Các công trình kiến trúc liên quan đến tôn giáo

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 77)

- SV nắm được những ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt, tìm các film tài liệu về Ngàn năm Thăng Long – Đông Đô – hà Nộ

5.3.2 Các công trình kiến trúc liên quan đến tôn giáo

5.3.2.1 Đình làng

- Quá trình hình thành:

+ Theo chữ Hán, đình có nhiều nghĩa: đình có nghĩa là cái sân, là chỗ vua quan thiết triều, là con chuồn chuồn...Những nghĩa ấy khác hẳn với chữ đình làng ta đang bàn bạc. Và ngay chữ đình làng cũng không giữ nguyên nghĩa gốc của nó. Ở Trung Quốc, đình xuất hiện từ thời nhà Hán và có nghĩa là một cái trạm. Trên đường đi cứ mười dặm đất lại có một cái đình. Câu thơ “Đoản đình thôi lại tràng đình” là chỉ vào các trạm như vậy. Ở những đình trạm ấy có những người đình trưởng trông coi đề phòng trộm cướp. Dần dần những đình trạm ấy trở thành nơi nghỉ cho đoàn bộ hành, hoặc nơi đón tiếp quan khách. Tiến lên một bước nữa, đình được Nhà nước sử dụng

làm chỗ nghỉ cho nhà vua và gọi là hành cung. Thời nhà Lý, nước ta cũng có những loại trạm đình này, chẳng hạn đình trạm Hoài Viễn (ở Gia Lâm) đặt từ năm 1045.

+ Trong cuộc sống muôn màu không có gì là bất biến. Đình cũng như vậy. Nó không chỉ làm nhiệm vụ một cái trạm - trạm dịch đình - mà còn được sử dụng vào nhiều việc khác. Tín ngưỡng sơ khai khiến người ta nghĩ rằng, từng gốc cây, mô đá...đều có các vị thần ngự trị. Vị thần ấy mang tên là Thổ địa, Thổ công...Sau đó, những người sống công minh, lúc chết vẫn có thể thành thần, và vẫn có thể góp phần bảo vệ cộng đồng. Nếu người đó lúc sống làm quan cai trị vùng đất này thì lại càng tốt và vẫn có thể được tôn làm thành hoàng. Ở Trung Quốc, vị thành hoàng đầu tiên là Vũ Xương (thế kỷ VI). Ở nước ta, dưới thời thống trị của nhà Đường, Tô Lịch được tôn làm Đỗ Phủ thành hoàng thần quân. Nhưng đến thời khi Lý Thái Tổ chính thức xem ông là vị thần giữ được “hương lửa” trăm năm thì ngôi đình thờ thành hoàng chính thức đầu tiên cũng được được xây dựng ở kinh đô nước nhà.

+ Ở các địa phương, lúc đầu đình chỉ là một nơi dùng để thờ tự Phật (sau chùa). Thế nhưng sau đó, khi chế độ phong kiến dần đi vào ổn định thì triều đình muốn vinh danh cho những thần thánh, hoặc những tướng có công. Địa phương cũng muốn khẳng định ưu thế của thần vùng mình. Ở nước ta vào đầu thời Trần, vua Trần Thái Tông xuống chiếu: "... nơi nào có đình trạm thì phải tô tượng Phật để thờ trong đình đó". Là bởi thời đó Phật giáo đang chiếm ưu thế. Đặc biệt từ thời vua Lê Thánh Tông trở đi, nhà vua có ý thức xây dựng tổ chức hành chính, ban hành luật pháp, công bố những điều giáo hóa. Sang thời Lê, kinh tế hàng hóa phát triển, những đình trạm cũng được sử dụng làm chợ, nên gọi là đình chợ (như đình chợ Đông Ba - Huế, Xuân Giang - Nghệ Tĩnh). Chính vào giai đoạn này mà ngọc phả Hùng Vương được viết lại, việc gia phong cho các thần có quy củ, có thể lệ, quy cách rõ ràng. Ở xã thôn, lớp nho sĩ đông lên, các quan chức, hào trưởng thấm nhuần lễ giáo phong kiến, chắc chắn đã góp phần vào việc xây dựng một hệ thống thành hoàng làng. Rất tiếc cho đến nay ta chưa tìm được một đạo sắc thành hoàng hay một tài liệu xây dựng đình làng nào từ thế kỷ XV cả. Nhưng những bản thần tích được xem là của Nguyễn Bính soạn dưới triều vua Lê Thánh Tông thì đã thấy có rất nhiều vị thần được gọi là “Đương Cảnh thành hoàng”. Do vậy, cũng có thể cho rằng sự thành lập đình và hệ thống thành hoàng đã có quy mô ngay từ thế kỷ đó.

+ Từ thế kỷ XVI đến XIX có những lúc ngơi chiến tranh, người dân có điều kiện phát triển kinh tế nên đình được phát triển hơn. Những nơi không có chiến tranh như miền Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây đình phát triển mạnh (đình Chu Quyền, đình Đình Bảng, đình Tây Đằng). Dần dần những ngôi đình làng phát triển ở miền núi, vùng người Tày, người Nùng (đình Hồng Thái, Tân Trào). Trải qua thời

gian, đình làng dần dần thiên di vào miền Trung, nhất là Bắc Trung bộ: đình Hoàng Sơn, Chu Cân ở Nghệ An. Nhưng càng vào Nam càng ít và đến Nam bộ, ngôi đình chỉ còn là ngôi đền.

* Từ đây, đình được xem như nơi thờ tự các thành hoàng làng, nơi bàn bạc việc làng, sắp xếp ngôi thứ và là một trong những biểu tượng văn hóa của làng xã Việt Nam cổ truyền.

- Đình làng - Một kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống: Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống.

+ Nếu có dịp đi thăm các ngôi đình ta sẽ thấy ngôi đình thường được dựng nên ở những chỗ không gian quang đãng, rộng rãi nhưng có cây cối um tùm, gần núi đồi sông biển hoặc là trung tâm của làng, thuận đường nối với các giáp, các ngõ.

+ Cách thiết kế đình thường thống nhất. Từ ngoài vào là cổng đình, sân đình hai bên là dãy tả hữu...đối diện nhau, rồi đến nhà tiền tế, tòa đại đình, sau là hậu cung. Nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đình là ở tòa đại đình. Đình lớn gồm 9 gian hoặc 7 gian, đình nhỏ gian ít hơn, nhưng kiến trúc vẫn bề thế, quy mô so với tất cả các đền, chùa, miếu, điện trong làng. Nhiều đình có tượng thành hoàng và có hòm sắc bảo quản kỹ lưỡng cùng với ngọc phả được bảo vệ chu đáo, ít khi mở ra. Giá trị văn hóa và lịch sử của những đạo sắc, thần phả, chuông trống...ở các đình là tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu về văn hóa làng.

+ Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có một cụm kiến trúc nghệ thuật tôn giáo đình đền chùa với hàng trăm pho tượng và nhiều đồ trang trí thờ cúng khác nhau. Có lẽ, những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ nhất, nhưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan niệm kiến trúc, đình là một kiến trúc công cộng, rộng mở để chờ đón bất cứ người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất vǎn hóa hiện thực của đời sống nhân dân.

+ Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử:

. Tòa mái cong lợp ngói với độ dốc mạnh rất hợp với khí hậu nóng và nhiều mưa bão.

. Đi vào lòng đình, dưới bóng râm của toà mái, đối lập với cái trơn tru của hình cột mập, cả một hệ thống xà, kèo, kẻ bẩy, câu đầu v.v... cái thì xoi gờ chỉ, cái thì chạm nổi, chạm lộng, chồng lên nhau, đỡ lấy nhau... Nếu như, ở gian giữa, nơi dành

cho việc lễ tế, người ta đã gặp từ những câu đầu hình đâu rồng , những xà, bay, cả trần nhà đến những cửa võng đơn, kép... tất cả đều chạm nổi đến chạm lọng, chạm thủng v.v... trong những bố cục thường là đăng đối, mô-típ thường khi sơn son thiếp vàng nhưng thường chỉ xoay quanh một số đề tài ít khi thay đổi, nhất là những kiểu rồng phượng, và đôi khi cũng bị hơi rậm rạp nặng nề; thì, ngược lại, qua những gian bên, phần lộng lẫy có giảm đi nhưng phần sinh động, kỳ thú và hiện thực lại tăng lên nhiều hơn. Càng ở những gian phụ thì sắc thái này lại càng rõ, không còn bị ràng buộc bởi những cách thức, quy phạm mà tính chất tôn nghiêm của đối tượng thờ cúng chi phối. Người nghệ sĩ dân gian đã như được trở về miếng đất quen thuộc của mình để cho cảm hứng, tưởng tượng cất cánh tự do phóng khoáng hơn, cách biểu hiện cũng được thoải mái, linh hoạt hơn, nhạy cảm hơn.

. Xem những họa tiết trang trí thường gặp, chẳng hạn như những hoa văn, đường triện (grecques), cành lá uốn cong (rineaux), mây, lửa, sóng gợn thường hay được thể hiện xum xuê quấn quýt. Bên cạnh đó, thì điều đáng chú ý là có khá nhiều những cảnh sinh hoạt quen thuộc của đời sống người dân cày, người thợ thủ công cũng được những nghệ nhân làng quê lồng ghép một cách khéo léo.

+ Một sáng tạo khác khá lý thú, độc đáo rất đáng chú ý ở thời này, đó là mô-típ rồng (long sào): một họa tiết chưa từng có xưa kia về đề tài con rồng. Con vật tượng trưng cho uy quyền phong kiến đó về đến làng quê Việt đã trở thành một con vật thông thường hơn, tuy vẫn còn mang hình thức rồng. Đặc biệt nữa là nó lại được thể hiện thành một mái rồng với đàn con rúc dưới cánh gà mẹ: biểu hiện của sự sinh nở tốt lành dồi dào, thể hiện ước mơ mộc mạc của người nông dân mong có một đời sống giản dị, bình yên, no ấm. Có khi rồng lại thể hiện cùng với thằn lằn, với chó con v.v... trong một bố cục hài hòa thoải mái (vì kèo đình Thổ Hà, Bắc Ninh). Tất cả gợi lên một sự gần gũi ruột thịt với một ngành nghệ thuật độc đáo khác là “nghệ thuật tranh dân gian” rất quen biết, đồng thời nó cũng lại như mang đậm hồi quang của phong cách nghệ thuật đã đạt tới trình độ khá cao ngay từ buổi còn sơ khai của lịch sử mà tiêu biểu là những chạm khắc của những trống đồng, thạp đồng đã nổi tiếng.

- Kiến trúc và họa tiết ở các ngôi đình làng Bắc, Trung, Nam cũng có sự khác biệt rõ nét:

+ Ở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên Huế: "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có

kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí trên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.

+ Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam bộ thường có các bao lam trước điện thờ như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ.

Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước. Đình làng đã có từ ngàn xưa, gợi nhớ một di tích cổ kính thân tình. Đình làng lại theo ta vào cuộc sống mới và hình ảnh đậm nét về nó không hề phai nhạt trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay.

5.3.2.2 Đền, miếu

- Lâu nay, những kiến trúc tín ngưỡng ở nước ta được chú ý trên nhiều phương diện. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về đình và chùa. Riêng về đền, miếu, hình như mới chỉ được điểm đến trong các sách địa chí ở các địa phương, hoặc trong các bài giới thiệu trên báo chí.

- Đền, miếu được xây dựng ở Việt Nam rất nhiều. Ngay ở từng địa phương, những cố gắng kiểm kê di tích, dù dành nhiều công phu cũng không dễ gì thu thập hết được, bởi có những ngôi đền chưa rõ lai lịch, có những ngôi đền bị hoang phế và có những nhà thờ mà thực chất là đền, dù không mang danh hiệu ấy.

- Điều độc đáo là đền, miếu là những công trình tín ngưỡng hoàn toàn của Việt Nam, nó gắn chặt với lịch sử Việt Nam - lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương và liên quan chặt chẽ đến tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực của thời đại cũ. Nhưng hơn hết các công trình kiến trúc tín ngưỡng là bằng chứng của tấm lòng biết ơn sâu sắc của người dân các thế hệ ở các địa phương đối với những người anh hùng, những nhân vật lịch sử của dân tộc, của quê hương mình.

+ Thật vậy, chưa làm được bản thống kê đầy đủ nhưng có thể nói chắc chắn rằng, trong toàn bộ đền miếu ở Việt Nam, thì những đền thờ anh hùng dân tộc, thờ nhân vật lịch sử chiếm tỉ lệ cao nhất. Có những đền thờ lớn nhất như đền thờ Tổ

Hùng Vương, rồi đến các nhân vật thời cổ đại (Thục An Dương Vương, Hai Bà Trưng) và các nhân vật thời trung đại (Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...) và các nhân vật thời cận đại (Phạm Văn Nghị, Đội Cấn...). Họ được nhân dân tôn thần bởi vì họ có công với đất nước, dân tộc, họ có những đức tính quý báu, cao cả để nêu gương cho những thế hệ về sau “Thông minh chính trực vị chi thần”. Sự linh thiêng và tính cách siêu trần của họ là từ sự thông minh và chính trực ấy. Vậy thì ở các đền miếu này, tuy nói là thờ thầnnhưng chính thực là thờ người. Đây chính là nét độc đáo trong đền miếu ở các làng xã Việt Nam.

- Đền miếu Việt Nam còn là nơi chứng tỏ cái lễ của người Việt (tất nhiên là của các dân tộc chứ không riêng gì của người Kinh). Đâu đó vẫn còn vài định kiến với chữ lễ, cho là phong kiến hoặc hình thức, quá hơn nữa là chuyện mê hoặc, ngu dân. Thực ra, thì lễ là biểu hiện tiêu biểu cho văn hóa hơn cả. Giữ gìn nề nếp trật tự, tổ chức cuộc sống cho đàng hoàng, quy cũ thì đó là lễ, là văn hóa. Tại các đền miếu, việc lễ rất được coi trọng và thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa Việt Nam. Lễ vật dâng cúng ở đền miếu thường phải hợp với sự tích và hành trạng của các nhân vật được thờ. Một số hèm tục được giữ lại ở các đền, miếu (sau này được đưa vào đình khi kiệu các thành hoàng rước đến). Lễ hội hàng năm, đa số được diễn ra ở các miếu đền (đền Phù Đổng có hội Gióng, miếu Trám có trò Trám...). Đền, miếu còn là nơi chứa đựng rất nhiều thông tin, nhiều tín hiệu về lịch sử phong tục,...Trường hợp ở đền, miếu đã diễn ra các nghi thức chặt chẽ, quy mô như ở đình thì cũng dễ thấy là các nghi thức ấy đáp ứng được lòng sùng bái của đại chúng. Có những nghi thức ấy, niềm tin trở nên sâu sắc hơn, thần thánh trở nên linh thiêng hơn. Như vậy cũng là theo lễ.

5.3.2.3 Chùa

- Chùa gắn với thiên nhiên của xứ sở: Người Việt Nam tin vào phong thủy (địa lý) nên việc chọn địa điểm xây chùa bao giờ cũng cẩn trọng, vì họ tin rằng sự yên ổn của ngôi chùa có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong làng. Theo sư Không Lộ đời Lý, thì nơi dựng chùa phải “Tuyển đắc long xà địa khả cư”, nói một cách nôm na là “Tay long tay hổ”, có “long mạch”. Sách “An Tượng Tam Muội Tập” bản in đời nhà Nguyễn có một đoạn nói về việc dựng chùa như sau:“Xây dựng

Một phần của tài liệu Bài giảng Gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)