Thiết lập các chỉ tiêu an toàn nợ và phương pháp hạch toán theo tiêu

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 76)

chuẩn quốc tế

Để có thể tăng cường kỷ luật tài khóa, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các chiến lược quản lý phù hợp thì việc hạch toán ngân sách và nợ công, cũng như các chỉ tiêu an toàn nợ phải được thực hiện theo tiêu chuẩn của quốc tế. Các chỉ tiêu quy định giới hạn nợ phải được công bố theo cả giá trị danh nghĩa và theo phần trăm của các biến vĩ mô quan trọng. Tùy theo từng loại nợ mà áp dụng các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu về tổng nợ thường được biểu diễn theo phần trăm của GDP và xuất khẩu, nghĩa vụ nợ được biểu diễn theo phần trăm của tổng thu thuế hoặc dự trữ ngoại hối. Quan trọng hơn nữa, Quốc hội Việt Nam phải đưa ra các giới hạn một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chứ không cứng nhắc dựa vào các tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như WB, IMF. Nếu quả thấp, các giới hạn này sẽ cản trở và gây chậm trễ trong việc đưa ra các chính sách điều chỉnh sửa đổi. Nếu quá cao, các giới hạn này sẽ không còn ý nghĩa.

Bên cạnh đó việc hạch toán nợ công và ngân sách phải được thực hiện minh bạch và tuân theo tiêu chuẩn của quốc tế. Các hạch toán nợ công và ngân sách của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm trái với thông lệ quốc tế, gây khó khăn trong việc đánh giá và phân tích nhằm đề ra hướng giải quyết hiệu quả. Do đó, các phương pháp

hạch toán cần phải được cải thiện, cụ thể là các thước đo thâm hụt ngân sách cần phải loại bỏ các khoản thu kém bền vững, ngoài ra các khoản chi ngân sách phát sinh trong tương lai như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế cũng cần phải đưa vào dự báo thâm hụt ngân sách, nhằm phản ánh chính xác hơn triển vọng của nợ công trong tương lai trung và dài hạn. Thêm vào đó, các khoản nợ của DNNN – như đã phân tích ở trên - cũng có những rủi ro tiềm ẩn đối với nợ công do đó cần phải được tính toán, phân tích và báo cáo đầy đủ trong nợ công của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 76)