Thảo luận kết quả nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 72)

Kết quả nghiên cứu ở 15 quốc gia đang phát triển của Châu Á cho thấy rằng nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể là cứ mỗi 10% gia tăng trong quy mô nợ công sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm 0.33%. Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng, nhưng mối quan hệ này là theo hình chữ U, trái ngược với lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trước đây. Kết quả hồi quy phi tuyến này có thể bị sai lệch do mẫu nghiên cứu là tương đối nhỏ đồng thời số liệu về quy mô nợ công và tăng trưởng tập trung vào những khoảng cố định chứ không dàn trải đều (do có quá ít quan sát), ngoài ra còn có những số liệu bất thường do những biến cố xảy ra trong từng quốc gia. Bên cạnh những tác động trực tiếp đến kết quả hồi quy, những nhược điểm của số liệu còn gây ra hạn chế trong việc áp dụng các phương pháp ước lượng phù hợp. Những hạn chế trên có thể đã làm cho kết quả hồi quy không phản ánh một cách chính xác các tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở 15 quốc gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam lại cho kết quả ngược lại với kết quả nghiên cứu gộp chung của khu vực 15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Kết quả hồi quy dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam 1990-2011 cho thấy rằng trong giai đạon này, nợ công có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, cụ thể là cứ 10% gia tăng trong quy mô nợ công sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm của Việt Nam gia tăng 0.2%. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, tốc độ gia tăng ấn tượng của Việt Nam trong giai đoạn này không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn mà

còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Bên cạnh đó, khung thời gian 20 năm là quá ngắn và số liệu về nợ công không đầy đủ nên phải sử dụng số liệu về quy mô nợ nước ngoài theo GNI để đại diện cho quy mô nợ công. Các nhược điểm này đã phần nào làm cho kết quả ước lượng không thể mô tả một cách chính xác tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp OLS và FE nhằm đạt được sự đơn giản và cũng vì các phương pháp này không đòi hỏi những yêu cầu quá gắt gao từ dữ liệu. Trong tương lai, khi mà khả năng tiếp cận với dữ nguồn số liệu trở nên dễ dàng, khả năng thu thập số liệu đầy đủ với một mẫu các quốc gia rộng hơn và khung thời gian phân tích dài hơn, các nghiên cứu trong tương lai có thể áp dụng phương pháp định lượng phù hợp hơn như phương pháp Mô men tổng quát (GMM) để có thể thu được kết quả ước lượng đáng tin cậy nhất.

CHƯƠNG 6 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 72)