Phân tích cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005)

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 58)

Manasse và Roubini (2005) đã sử dụng phương pháp Cây Nhị phân để thực hiện phân tích rủi ro nợ công. Phương pháp này nhằm mục tiêu chỉ ra nguy cơ/xác xuất mà một nước có khả năng rơi vào khủng hoảng nợ dựa trên những bằng chứng thực nghiệm trong quá khứ.

Dựa vào số liệu quan sát hàng năm của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1970-2002, Manasse và Roubini đã tiến hành xây dựng cây thực nghiệm nhị phân, nhằm phân tích rủi ro của nợ công.

Đầu tiên, số liệu về nợ nước ngoài sẽ được sử dụng để tách mẫu nghiên cứu thành 2 nhánh: các với nợ nước ngoài cao ( lớn hơn 49.7% GDP) đi theo nhánh bên phải (i) – xác xuất khủng hoảng gia tăng từ 20.5% lên 45.4% và các nước có nợ nước ngoài thấp đi theo nhánh bên trái (ii) – xác suất vỡ nợ là 9.7%. Tiếp theo, các nhóm đi theo nhánh bên phải (nợ nước ngoài lớn hơn 49.7% GDP) sẽ được chi thành 2 nhánh theo mức độ lạm phát cao hoặc thấp (lớn hơn 10.5% được phân loại là cao). Các nước có mức lạm phát cao có khả năng xảy ra khủng hoảng nợ cao nhất, 66.8% (Nốt 14). Hơn một nửa số cuộc khủng hoảng trong mẫu nghiên cứu rơi vào hai điều kiện này. Thực tế là tình trạng nợ nước ngoài và lạm phát cao được thấy trước 1 năm cuộc khủng hoảng xảy ra ở các quốc gia Jamaica, Ai Cập, Bolivia, Peru, Ecuador, Uruguay, Indonesia, Bolivia, Morocco, Thổ Nhỉ Kì, Nam Phi, Brazil và Venezuela. Nốt cuối thứ 7 là nốt có khả năng xảy ra khủng hoảng cao thứ hai torng cây thực nghiêm. Mặc dù quy mô nợ nước ngoài chỉ ở mức trung bình (19- 49.7%GDP) nhưng hiệu ứng kết hợp giữa mức nợ ngắn hạn cao (lớn hơn 130% dự trữ ngoại hối), sự cứng nhắc của tỉ giá hối đoái và bất ổn chính trị (đo lường bằng số năm đến cuộc bầu cử tiếp theo nhỏ hơn 5) đã làm cho xác suất xảy ra khủng hoảng lên đến 41.5%.

Ngược lại, ở nốt 3 các trường hợp có rủi ro thấp là những nước có nợ nước ngoài thấp, tỉ lệ nợ ngắn hạn nhỏ hơn 130% dự trữ ngoại hối và tỉ lệ nợ công nước ngoài nhỏ hơn 210% thu ngân sách, cùng với nền kinh tế không nằm trong tình trạng suy thoái. 58.4% những quốc gia không xảy ra khủng hoảng nợ thoả mãn các điều kiện này.

Dựa trên các quy tắc phân nhánh này, các quan sát có thể được phân loại vào vùng khủng hoảng hoặc vùng an toàn. Các quan sát trong một nốt nào đó được phân vào vùng khủng hoảng nếu xác xuất xảy ra khủng hoảng của nốt đó lớn hơn xác suất xảy ra khủng hoảng trung bình của toàn mẫu. Tương tự như vậy đối với các nốt được phân vào vùng an toàn.

Để có thể sử dụng phương pháp cây nhị phân để đánh giá xác suất rơi vào khủng hoảng nợ của Việt Nam trước tiên cần thực hiện tính toán 10 chỉ số nợ theo khuyến cáo của Manasse và Roubini (2005). Bảng 3.11 trình bày kết quả của các chỉ số này: Bảng 3.11 Các chỉ số nợ của Việt Nam, 2011

STT Các chỉ số nợ 2011

1 Nợ nước ngoài/GDP 41.50% 2 Nợ nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối 73.59% 3 Tốc độ tăng trưởng GDP thực 5.89% 4 Nợ công nước ngoài/Thu ngân sách 116.84%

5 Tỉ lệ lạm phát 18.7%

6 Số năm đến cuộc bầu cử tiếp theo

7 Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 0.02% 8 Nhu cầu tài trợ từ bên ngoài 89.55% 9 Mức độ định giá quá cao của VNĐ/USD 45.96% 10 Mức độ biến động tỉ giá VNĐ/USD 9.40%

Nguồn: WB, IMF, ADB, GSO và MoF

Áp dụng phân tích rủi ro khủng hoảng nợ ở Việt Nam (2011).

Đầu tiên chúng ta sẽ đặt câu hỏi: “Nợ nước ngoài của Việt Nam có vượt quá 49.7% GDP hay không?”. Vì quy mô nợ nước ngoài của Việt Nam theo tính toán nằm ở mức 41.5% GDP nên câu trả thời là “Không”. Tiếp theo đó, chúng ta di chuyển theo nhánh bên trái và tiếp tục đặt câu hỏi:

“Tỉ số nợ nước ngoài ngắn hạn có vượt quá 130% dự trữ ngoại hối hay không?” Câu trả lời là “Không” do tỉ số Nợ ngước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ là 73.59%. Do đó, chúng ta tiếp tục di chuyển theo nhánh trái, và tiếp tục đặt câu hỏi:

“Nợ công nước ngoài có vượt quá 215% thu ngân sách hay không?” Câu trả lời tiếp tục là “Không” (của Việt Nam là 116.84%). Tiếp tục di chuyển theo nhánh trái và đặt câu hỏi:

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế có lớn hơn -5.45% hay không?” Câu trả lời là “Có” (Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011 theo số liệu của ADB là 5.89%). Do đó chúng ta di chuyển theo nhánh phải và đạt tới Nốt 3 (Node 3), xác xuất xảy ra khủng hoảng ở Nốt 3 là 2.3%.

Hình 3.16 Cây thực nghiệm nhị phân

Kết quả phân tích thông qua mô hình cây Nhị phân cho thấy rằng Việt Nam hiện nay có rất ít khả năng xảy ra khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, nguyên tắc hạch toán các số liệu nợ nước ngoài cũng như nợ công của Việt Nam còn có nhiều sai lệch so với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và WB, thêm vào đó là tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trong những năm gần đây làm cho những chỉ số này trở nên rất nhạy cảm.

Với tình hình nợ nước ngoài gia tăng liên tục cộng với tình hình lạm phát luôn nằm ở mức 2 con số như trong những năm gần đây. Rất có khả năng, trong tương lai quy mô nợ nước ngoài sẽ vượt mức 49.7% GDP và nếu trong cùng năm đó lạm phát vượt mốc 11% thì theo phân tích cây nhị phân của Manasse và Roubini, Việt Nam sẽ rơi vào Nốt 14 với khả năng xảy ra khủng hoảng nợ đến 66.8%.

Vì vậy, mặc dù hiện nay các số liệu về nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong vùng ít rủi ro xảy ra khủng hoảng nợ nhưng nếu không có các biện pháp kiểm soát quy mô nợ nước ngoài cũng như các biện pháp hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát. Trong một tương lai không xa, có nhiều khả năng rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ, gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 4 – SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)