0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích bền vững nợ công Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ VN ( CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ) (Trang 56 -56 )

3.3.2.1 Các chỉ số phản ánh gánh nặng nợ

Chỉ số nghĩa vụ nợ (Debt service indicator) cung cấp thông tin về các nguồn lực mà một quốc gia dùng để chi trả nợ và các gánh nặng mà nó gây ra thông qua việc lấy mất khả năng sử dụng vào mục đích khác của các nguồn lực tài chính. So sánh nghĩa vụ nợ đối với khả năng chi trả của một quốc gia sẽ cung cấp những chỉ báo tốt nhất cho việc phân tích rằng liệu một quốc gia có phải đối mặt với khó khăn chi trả các nghĩa vụ nợ trong hiện tại hay không. Nhưng các chỉ số này lại không đủ để có thể dự báo các vấn đề chi trả vì nó không tính toán được các khoản vay nợ có thể phát sinh. Do đó, các chỉ số nghĩa vụ nợ có xu hướng đánh giá thấp gánh nặng nợ phải trả trong tương lai.

Chỉ số khối lượng nợ (Debt stock indicators) bao gồm các gánh nặng nợ phải trả trogn tương lai. Khối lượng nợ được đo lường bằng giá trị danh nghĩa của hoặc giá trị NPV của khoản nợ. Khi đo lường theo giá trị danh nghĩa, khối lượng nợ là tổng của các khoản chi trả trong tương lai (cả nợ gốc và lãi suất). Khi đo lường theo giá trị NPV, khối lượng nợ là tổng các khoản chiết khấu các khoản chi trả trong tương lai. Tuy nhiên, các chỉ số này chưa phản ánh năng lực trả nợ của một quốc gia. Khi năng lực trả nợ gia tăng sẽ làm giảm gánh nặng nợ trong tương lai.

Năng lực trả nợ có thể được đo lường bởi GDP, xuất khẩu và doanh thu Chính phủ. GDP phản ảnh giá trị của tất cả các nguồn lực trong khi giá trị xuất khẩu cung cấp thông tin về khả năng tạo ra ngoại tệ. Doanh thu Chính phủ phản ánh khả năng của Chính phủ trong việc tạo ra các nguồn lực tài khóa.

Bảng 3.9 Các chỉ số phản ánh gánh nặng nợ của Việt Nam, 2011

Chỉ số Giá trị

Nợ nước ngoài/GDP 41.5%

Nợ nước ngoài/Kim ngạch xuất khẩu 55.2%

Nợ công/GDP 56.0%

Nợ công/Thu ngân sách 206.3%

Nghĩa vụ nợ công nước ngoài/Tổng dự trữ ngoại hối 11.8% Nghĩa vụ nợ công nước ngoài/Xuất khẩu 1.7% Nghĩa vụ nợ công/Thu ngân sách 21.6%

Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2012 – ADB Bản tin nợ nước ngoài số 7 – MoF

3.3.2.2 Phân tích tính bền vững của nợ công Việt Nam theo tiêu chuẩn của IMF

IMF (2011) đã đưa ra các tiêu chuẩn về nợ bền vững cho các quốc gia thu nhập thấp, tùy theo quốc gia đó được phân loại là có chính sách yếu, trung bình hay tốt. Bảng 3.10 Ngưỡng an toàn của tổng nợ nước ngoài theo WB và IMF

Giá trị của nợ theo % của Nghĩa vụ nợ theo % của Xuất khẩu GDP Thu NS Xuất khẩu Thu NS Chính sách yếu 100 30 200 15 25 Chính sách trung bình 150 40 250 20 30 Chính sách tốt 200 50 300 25 35 Việt Nam 55.2 41.5 156 2.55 7.2

Nguồn: IMF (2011)

Key Indicators for Asia and the Pacific 2012 – ADB Quyết toán NSNN 2011 – MoF

Việc phân loại chính sách của quốc gia thuộc vào loại yếu, trung bình hay tốt được dựa trên tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng thể chế và chính sách CPIA (Country Policy and Institutional Accessment) của World bank. CPIA được chấm theo thang điểm từ 1 đến 6. Những nước có CPIA thấp hơn hoặc bằng 3.25 được xem là có chính sách yếu, thấp hơn 3.75 được xem là chính sách trung bình và cao hơn hoặc bằng 3.75 được xem là có chính sách tốt. Theo tính toán từ số liệu của World Bank, CPIA của Việt Nam năm 2010 là 3.78 và năm 2011 giảm xuống chỉ còn ở mức 3.73 và do đó Việt Nam thuộc nhóm nước có chính sách trung bình.

Giá trị nợ theo phần trăm GDP của Việt Nam đã vượt mốc dành cho các nước có chính sách trung bình. Giá trị nợ theo phần trăm của xuất khẩu và thu ngân sách vẫn còn cách xa những nguy hiểm. Tuy nhiên, trong điều kiện mà các khoản nợ nước

ngoài đang ngày một gia tăng, trong khi thu ngân sách và xuất khẩu đang trong xu hướng giảm xuống, các tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng và có khả năng sẽ chạm mốc trong những năm sắp tới.

Khi xét về nghĩa vụ nợ thì dù cho nằm ở nhóm nước nào, thì nghĩa vụ nợ của Việt Nam vẫn còn cách rất xa các ngưỡng cảnh báo của WB và IMF. Nguyên nhân của việc này là do những khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp từ các tổ chức và chính phủ quốc tế.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ VN ( CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ) (Trang 56 -56 )

×