0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ VN ( CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ) (Trang 51 -51 )

Theo số liệu công bố trong bảng tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ tài chính, cơ cấu nợ của Việt Nam bao gồm 80% là nợ nước ngoài dài hạn với lãi suất thấp nên rủi ro về mặt thanh khoản của Việt Nam là khá thấp. Theo khuyến cáo của Manasse và Roubini (2005), một quốc gia được xem là an toàn khi tổng nợ nước ngoài ngắn hạn trên dự trữ ngoài hối là thấp hơn 130%. Theo tính toán từ số liệu của ADB, tỉ lệ tổng nợ ngắn hạn/tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng đột biến trong năm 2009 đạt 53.76% vào năm 2010 và lên đến 73.59% vào năm 2011. Mặc dù mức này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức an toàn theo khuyến cáo của Manasse và Roubini (2005), nhưng với tốc độ gia tăng gần 20% mỗi năm trong giai đoạn gần đây, trong tương lai gần Việt Nam có thể sẽ rơi vào khủng hoảng thanh khoản nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Hình 3.12 Tỉ số nợ ngắn hạn/Tổng dự trữ ngoại hối Việt Nam, 2000-2011

Nguồn: ADB - Key Indicators for Asia and the Pacific 2012 WB – World Development Indicators

Theo số liệu từ Báo cáo nợ nước ngoài số 7 của Bộ tài chính, có thể nhận thấy rằng nghĩa vụ nợ phải trả của Việt Nam trong vòng 10 năm tới đa số là nợ nước ngoài. Năm 2013, nghĩa vụ nợ trong nước lên đến hơn 70 nghìn tỉ đồng, tuy nhiên trong những năm tiếp theo, nghĩa vụ nợ trong nước giảm mạnh chỉ còn khoảng hơn 20 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 và chưa đến 1 nghìn tỷ đồng năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay nợ trong nước chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn, nợ trong nước dài hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nợ ngắn hạn/Tổng dự trữ

Nghĩa vụ nợ trong nước lớn kết hợp với thâm hụt ngân sách của các năm trước có thể gây ra sức ép tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho chính phủ trong việc thi hành các chính sách tiền tệ cũng như chính sách kiềm chế lạm phát trong năm 2013.

Hình 3.13 Nghĩa vụ nợ của Việt Nam trong vòng 10 tới, 2013-2023

Nguồn: MoF - Bản tin nợ nước ngoài số 7

Trong khi đó nghĩa vụ nợ nước ngoài duy trì khá đều đặn qua các năm. Hầu hết các năm, nghĩa vụ nợ nước ngoài nằm dưới mức 30 nghìn tỷ đồng, duy chỉ có 2 năm 2016 và 2020, nghĩa vụ nợ nước ngoài nằm ở mức trên dưới 50 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ VN ( CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ) (Trang 51 -51 )

×