15 quốc gia đang phát triển của Châ uÁ

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 65)

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, trình bày trong phần phụ lục, trong giai đoạn 1990-2011. Nguồn dữ liệu về vĩ mô của các quốc gia được thu thập từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là từ World Development Idicators (WDI) của Ngân hàng thế giới và World Economic Outlook (WEO) của Quỹ tiền tệ quốc tế. Số liệu về nợ công được thu thập chủ yếu từ nghiên cứu “A Historical Public Debt Database” của Abbas và cộng sự (2010). Các số liệu còn thiếu sẽ được bổ sung từ WDI, WEO và bộ dữ liệu về nợ công của Panizza

(2008). Định nghĩa và nguồn của các biến sử dụng trong mô hình sẽ được trình bày trong phần phụ lục.

Để loại bỏ tác động của yếu tố chu kỳ kinh tế trong ngắn hạn, tất cả các biến vĩ mô sẽ được tính toán thành 7 giá trị trung bình mỗi 3 năm (1991-1993;1994-1996,…). Các tính toán này nhằm giữ khả năng sử dụng đặc tính thời gian của dữ liệu. Đặc tính thời gian của dữ liệu là khá quan trọng, nó giúp mô tả tác động của nợ công đến tăng trưởng theo thời gian. Trong khi đó đặc tính giữa các quốc gia lại giúp mô tả tác động của nợ công đến tăng trưởng ở những quốc gia với mức nợ công khác nhau.

Sau khi thực hiện tính toán, số quan sát trên dữ liệu bảng của toàn bộ mẫu nghiên cứu là 105. Tuy nhiên do dữ liệu không đầy đủ nên trong một số biến số quan sát có thể ít hơn 105 và phần lớn trường hợp là dữ liệu bảng không cân bằng. Dữ liệu về tốc độ tăng trưởng và quy mô nợ công trung bình mỗi giai đoạn 3 năm được biểu diễn lên biểu đồ scatter. Nhìn vào biểu đồ ta có thế thấy rằng mối quan hệ giữa quy mô nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước nghiên cứu là không rõ ràng. Quy mô về nợ công của các nước tập trung chủ yếu trong khoảng từ 40-80% GDP và ứng với mỗi quy mô nợ công, tốc độ tăng trưởng kinh tế phân bố đều ở mọi mức. Sử dụng ước lượng hồi quy đơn giản của Excel cho ra hệ số hồi quy là -0.0204 (không kể đến các vấn đề kinh tế lượng cũng như các biến kiểm soát khác lên tăng trưởng). Hệ số này có ý nghĩa rằng khi nợ công tăng thêm 10% sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người giảm 0.204%.

Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng và quy mô nợ công của 15 quốc gia Châu Á

Tiếp theo tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi giai đoạn 3 năm sẽ được phân chia theo từng quy mô của nợ công (<30%, 30-60%, 60-90% và >90%). Biểu đồ cho thấy với quy mô nợ nhỏ hơn 60%, nợ công có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, cụ thể là khi quy mô nợ công gia tăng từ dưới 30% lên 60%, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân gia tăng 0.36%. Nhưng với mức nợ vượt quá 60% sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên có thể thấy rằng sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi nhóm nợ là không đáng kể, chênh lệch giữa quy mô nợ

y = -0.0204x + 0.0531 -5% 0% 5% 10% 15% 0% 50% 100% 150% 200% 250% Tố c đ ộ tăn g tr ưở ng tr un g bì nh m ỗi 3 năm

60-90% và lớn hơn 90% là chênh lệch lớn nhất nhưng cũng chỉ vào khoảng 0.65%, thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Reinhart và Rogoff (2010).

Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giữa các quy mô nợ khác nhau.

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 65)