3.1.1.1 Thu ngân sách nhà nước
Theo số liệu được công bố trong các Báo cáo Quyết toán NSNN từ năm 2003 – 2011 và dự toán NSNN năm 2012-2013, có thể thấy rằng nguồn thu ngân sách nhà nước của Việt Nam rất ổn định với mức thu dao động trong khoảng từ 25%-30% GDP. Trong đó thu nội địa (bao gồm dầu thô) chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là thu từ xuất nhập khẩu. Thu từ viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, từ 0.5% - 1% tổng nguồn thu.
Hình 3.1 Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam, 2003 – 2013
Nguồn: Báo cáo Quyết toán NSNN (2003 – 2013)
Biểu đồ cho thấy rằng tỉ lệ thu thuế của Việt Nam liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2009 do chính phủ thực hiện các biện pháp cắt giảm tài khóa nhằm kích thích tổng cầu nhằm đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỉ lệ thu thuế có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên đến năm 2010 đã tăng lên 30% và tiếp tục duy trì đến năm 2011. Tổng thu NSNN trong hai năm 2012 và 2013 được lấy từ các báo cáo dự toán trong hai năm đó của Bộ tài chính. Tuy nhiên, số liệu này chưa phản ánh được đúng xu hướng gia tăng của tổng thu cân đối NSNN, vì nếu dựa trên số liệu thực tế của thu cân đối NSNN trong giai đoạn 2003 – 2011 thì các số liệu quyết toán luôn lớn hơn rất nhiều so với các số liệu dự toán.
Trong các nguồn thu Ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2001, nguồn thu từ thuế và phí (loại trừ các khoản thu viện trợ và thu từ nhà đất) chiếm đến hơn 80%
0 5 10 15 20 25 30 35 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu (%GDP)
tổng thu NSNN. Nếu so sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ thu thuế cao nhất trong suốt giai đoạn 1995-2011.
Hình 3.2 Tỉ lệ nguồn thu từ thuế trong ngân sách của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực
Nguồn: ADB - Key Indicators for Asia and the Pacific 2012
Trung Quốc tuy có sự gia tăng liên tục nhưng mức độ gia tăng thấp và chỉ nằm ở mức dưới 17%. Tỉ lệ thu thuế của Thái Lan và Malaysia dao động xung quanh mức 15%; Indonesia và Philippines mức 12%; Singapore 13%. Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ thu thuế thấp nhất, vào khoảng 7%.
Như vậy, ngoài việc phải gánh chịu mức lạm phát hàng năm ở mức hai con số như hiện nay, người dân Việt Nam còn phải gánh các khoản thuế cao hơn nhiều lần so với các quốc gia khác trong khu vực. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là 25% áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp, trong khi ở các quốc gia khác trong khu vực lại áp dụng những mức thuế suất khác nhau, được trình bày trong bảng 3.1. Ngoài ra Việt Nam còn đánh nhiều loại thuế cao khác vào tiêu dùng như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bảng 3.1 Mức thuế suất TNDN ở các quốc gia khác trong khu vực
Quốc gia Trung Quốc Thái Lan Indonesia Malaysia Ấn Độ Philippines
Thuế suất TNDN 15%-25% 10%-30% 15%-25% 20%-25% 15%-30% 10%-25%
Nguồn: World Tax Rates (2010/2011)
Mức thuế quá cao làm hạn chế khả năng tích lũy của doanh nghiệp, giảm đầu tư phát triển và giảm khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân. Mức thuế cao còn dẫn đến các hành vi gian lận, trốn thuế như hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra gần đây. Theo số liệu của tổng cục thống kê, FDI chiếm đến 20% giá trị GDP của nền kinh tế nhưng các doánh nghiệp FDI chỉ đóng góp vỏn vẹn 10% tổng thu NSNN. Nhiều doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ liên tục nhiều năm nhưng lại xin cấp phép mở rộng
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 1995200020012002200320042005200620072008200920102011 Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ
đầu tư. Nguyên nhân là do thuế suất của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, do đó các doanh nghiệp FDI sẽ chuyển lợi nhuận ra nước ngoài để hướng thuế thu nhập thấp hơn.
Bên cạnh đó, mặc dù có tỉ lệ thu thuế thuộc hàng cao nhất trong khu vực nhưng các khoản thuế này là không tương xứng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng và các dịch vụ xã hội. Cơ sở hạ tầng giao thông chật hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng giáo dục kém, chưa thể so sánh được với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những điều này có thể tạo nên những rào cản lớn cho Việt Nam trong phát triển kinh tế dài hạn.
3.1.1.2 Chi ngân sách nhà nước
Theo số liệu được công bố trong các báo cáo quyết toán và dự toán NSNN (2003- 2013), tổng chi cân đối NSNN sẽ bao gồm hai phần chính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Tổng chi cân đối gia tăng liên tục trong khoảng thời gian 2003 – 2009. Kể từ năm 2010, tổng chi của Chính phủ có xu hướng giảm do chính phủ thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng để bình ổn nền kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra.
Hình 3.3 Cơ cấu chi cân đối NSNN 2003- 2013 (%GDP)
Nguồn: ADB - Key Indicators for Asia and the Pacific 2012
Ta có thể thấy rằng từ năm 2010, tổng chi và chi cho đầu tư phát triển có xu hướng giảm xuống rõ rệt, nhưng chi thường xuyên lại có xu hướng gia tăng, thể hiện sự không hiệu quả trong chi tiêu của chính phủ.
Nếu so sánh với các nước trong khu vực và các quốc gia khác ở Châu Á, chi tiêu công của Việt Nam cũng thuộc hàng vượt trội, vào khoảng 30%. Đối với Trung Quốc là khoảng 23%, Thái Lan 20%, Malaysia 25%, Singapore, Philippines, Ấn độ và Indonesia vào khoảng hơn 15%.
0 5 10 15 20 25 30 35 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng chi Chi đầu tư và phát triển Chi thường xuyên
Hình 3.4 Chi tiêu công của Việt Nam và các nước 1990 - 2011
Nguồn: ADB - Key Indicators for Asia and the Pacific 2012
Chi tiêu công là một trong những động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vấn đề về chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả trên thế giới. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm thống nhất rằng: với mức chi tiêu chính phủ quá nhỏ, tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức thấp vì chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền tài sản, phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu và phát triển… Tuy nhiên, mới một mức chi tiêu chính phủ quá cao như thực trạng ở Việt Nam hiện nay sẽ gây ra tham nhũng, chèn ép khu vực tư nhân cũng như phân bổ nguồn lực không hiệu quả từ đó kiềm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, quy mô chi tiêu công tối ưu nằm trong khoảng từ 15%-20% GDP. Phạm Thế Anh (2012).
Chi tiêu công của Việt Nam hiện nay là khoảng 30%, cao hơn rất nhiều so với quy mô tối ưu. Chi tiêu chính phủ ở mức cao và tăng nhanh trong khi hiệu quả của các khoản chi tiêu này lại rất thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay.