0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ VN ( CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ) (Trang 25 -25 )

2.2.1 Các lý thuyết

2.2.1.1 Lý thuyết cân bằng của David Ricardo

Lý thuyết này được phát triển bởi nhà kinh tế học David Ricardo vào thế kỷ 19 và sau đó được nhà kinh tế học Robert Barro bổ sung thêm vào năm 1974. Lý thuyết này cho rằng người tiêu dùng hiểu rõ các ràng buộc ngân sách của chính phủ, do đó việc thay đổi thuế ở bất cứ thời gian nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến mức chi tiêu của họ. Vì vậy, việc chính phủ giảm thuế hay gia tăng chi tiêu của mình thông qua vay nợ sẽ không có tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng bởi vì người tiêu dùng sẽ dự đoán rằng việc giảm thuế hoặc chi tiêu cao hơn của chính phủ trong hiện tại sẽ dẫn đến gia tăng thuế trong tương lai để chi trả cho các khoản nợ tài trợ cho những việc này.

Chính phủ có thể gia tăng chi tiêu của mình bằng cách tăng thuế hoặc phát hành trái phiếu. Khi trái phiếu được mua thì cuối cùng khi đáo hạn nó phải được hoàn trả cả vốn gốc và lãi (giả sử) bằng cách tăng thuế trong tương lai. Do đó việc chính phủ tăng thuế hay vay nợ đơn giản là việc lựa chọn đánh thuế ở hiện tại hay đánh thuế trong tương lai. Khi chính phủ lựa chọn chi tiêu thông qua thâm hụt ngân sách (vay nợ hoặc giảm thuế), có nghĩa là chính phủ lựa chọn đánh thuế trong tương lai, người đóng thuế biết được điều này và họ sẽ tiết kiệm trong hiện tại để có thể đáp ứng gánh nặng thuế cao hơn trong tương lai. Giả sử người trả thuế sẽ tiết kiệm bằng cách mua trái phiếu của chính phủ thông qua cắt giảm các khoản tiêu dùng trong hiện tại, và do đó làm cho việc gia tăng chi tiêu của chính phủ không gây ra bất cứ tác động nào lên tổng cầu.

Lý thuyết cân bằng Ricardo dựa trên giả thuyết ràng buộc ngân sách liên thời gian của chính phủ và giả thuyết thu nhập vĩnh viễn.

 Giả thuyết ràng buộc ngân sách cho rằng nợ công là bền vững khi mà tổng dư nợ hiện tại bằng với giá trị hiện tại của những khoản thặng dư chính phủ trong tương lai.

 Giả thuyết thu nhập vĩnh viễn cho rằng hộ gia đình chi tiêu dựa trên thu nhập vĩnh viễn của họ chứ không dựa trên thu nhập tạm thời, do đó họ sẽ không tăng chi tiêu của mình khi mà thu nhập của họ sẽ chỉ gia tăng hiện thời.

Nếu lý thuyết cân bằng Ricardo là đúng thì chính sách tài khóa sẽ trở nên thừa thải, tuy nhiên trên thực tế các chính sách tài khóa của chính phủ đều có tác dụng thúc đẩy gia tăng tổng cầu, gia tăng thu nhập trong ngắn hạn là do:

- Người tiêu dùng thường không duy lý. Đa số sẽ không dự đoán rằng giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn đến tăng thuế trong tương lai.

- Người tiêu dùng sẽ không tiết kiệm toàn bộ khoản cắt giảm thuế. Thực tế cho thấy người tiêu dùng sẽ chỉ gia tăng tiết kiệm một phần và dành phần thu nhập gia tăng còn lại để chi tiêu.

- Cắt giảm thuế có thể làm giảm nhu cầu vay nợ. Cắt giảm thuế làm gia tăng chi tiêu và do đó tăng tốc độ phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển lại làm gia tăng doanh thu về thuế và từ đó làm giảm nhu cầu vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.

- Hiệu ứng số nhân. Khoản gia tăng trong nền kinh tế sẽ lớn hơn khoản chi tiêu ban đầu của chính phủ do hiệu ứng số nhân.

2.2.1.2 Lý thuyết Keynes và Lý thuyết Tân cổ điển

Lý thuyết Keynes cho rằng nền kinh tế thị trường là không ổn định và không có đủ khả năng tạo ra một tổng cầu đủ cao để đảm bảo toàn dụng nhân công. Do đó, chính phủ cần phải can thiệp để đảm bảo tổng cầu đủ lớn để gia tăng nhu cầu nhân công tiến đến mức toàn dụng. Theo cách nhìn nhận này nợ công sẽ không gây ra thiệt hại

nào nếu chính phủ vay mượn từ thị trường trong nước. Lý thuyết này cho rằng không có nguồn lực nào bị lãng phí và sự thâm hụt ngân sách chỉ là một sự phân phối lại nguồn lực từ người đóng thuế sang người nắm giữ trái phiếu chính phủ. Theo lý thuyết này, chi tiêu chính phủ thực sự có tác động đến nền kinh tế, cụ thể là khi chính phủ tăng chi tiêu của mình thông qua thâm hụt ngân sách (vay nợ hoặc giảm thuế) sẽ làm tăng thu nhập sau thuế và của cải của hộ gia đình. Điều này sẽ làm gia tăng tiêu dùng của hộ gia đình và do đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Tổng cầu gia tăng trong khi giá cả và mức lương là cứng nhắc sẽ làm gia tăng thu nhập và toàn dụng nhân công. Tuy nhiên, lý thuyết Keynes chỉ áp dụng đối với nền kinh tế trong ngắn hạn, trong dài hạn nền kinh tế tuân theo quy luật của lý thuyết Tân cổ điển.

Theo lý thuyết Tân cổ điển, chính sách mở rộng tài khóa bằng cách giảm thuế hoặc vay nợ có thể dẫn đến làm giảm tiết kiệm quốc gia. Gọi Y là thu nhập quốc gia, C là chi tiêu tư nhân, S là tiết kiệm tư nhân và T là Thuế trừ đi các khoản chuyển giao của chính phủ, I là đầu tư nội địa, G là chi tiêu của chính phủ và NX là xuất khẩu ròng:

Giới hạn ngân sách của khu vực tư nhân: Y = C + S + T (1) Thu nhập quốc dân bằng tổng chi tiêu: Y = C + I + G + NX (2) Gộp (1) và (2) thu được: S + (T-G) = I + NX

Cán cân tài khoản vãng lai phải bằng với số âm của cán cân tài khoản vốn. Cán cân tài khoản vãng lai sẽ bằng xuất khẩu ròng cộng với thu nhập từ đầu tư nội địa và chuyển giao ròng. Do phần chuyển giao ròng và thu nhập từ đầu tư của người dân trong nước rất nhỏ nên ta có thể loại bỏ phần này. Số âm của cán cân tài khoản vốn là đầu tư nước ngoài ròng (NFI) sẽ bằng đầu tư của người dân trong nước ra nước ngoài trừ đi đầu tư của người dân nước ngoài vào trong nước. Do đó: NX = NFI (3). Kết hợp (1), (2) và (3): S + (T-G) = I + NFI (4)

Vế trái của phương trình là tổng tiết kiệm quốc gia gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực công. Vế phải là tổng đầu tư, bao gồm đầu tư trong nội địa và đầu tư ra nước ngoài. Nếu chính phủ thực hiện chi tiêu bằng cách thâm hụt ngân sách, khi đó tiết kiệm của khu vực công sẽ giảm, phương trình (4) sẽ vẫn được thỏa mãn trong cả 3 trường hợp: (i) Tiết kiệm tư nhân tăng, (ii) đầu tư nội địa giảm hay (iii) đầu tư nước ngoài ròng giảm.

 Trường hợp (i), theo quan điểm truyền thống, tiết kiệm tư nhân sẽ tăng nhưng tăng ít hơn phần sụt giảm trong tiết kiệm khu vực công và do đó làm giảm tiết kiệm quốc gia.

 Trường hợp (ii), khi đầu tư nội địa giảm liên tục trong một khoản thời gian sẽ làm cho tích trữ vốn của nền kinh tế giảm. Tích trữ vốn ít sẽ làm gia tăng lãi suất,

giảm năng suất lao động từ đó làm mức lương và thu nhập trung bình sụt giảm, dẫn đến tiết kiệm quốc gia giảm.

 Trường hợp (iii), khi giảm lượng đầu tư nước ngoài ròng nghĩ là người dân sở hữu ít vốn ở nước ngoài hơn, làm thu nhập vốn của người dân trong nước giảm, dẫn đến tiết kiệm quốc gia giảm. Hơn nữa, một sự sụt giảm trong đầu tư nước ngoài ròng phản ảnh một sự sụt giảm tương đương trong xuất khẩu ròng, làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại và có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt kép. Cả ba trường hợp đều cho thấy rằng, khi chính phủ gia tăng chi tiêu bằng cách thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến làm giảm tiết kiệm quốc gia, thông qua đó làm giảm tốc độ tăng trưởng.

2.2.1.3 Lý thuyết “Nợ quá mức” (Debt-Overhang) và Đường cong Laffer về nợ

Nợ quá mức là tình trạng của một tổ chức (có thể là chính phủ, hộ gia đình hoặc công ty…) có số dư nợ hiện tại quá cao và bất cứ thu nhập nào có được thông qua những dự án đầu tư mới đều sẽ bị chiếm hữu bởi chủ nợ. Vì vậy, ngay cả với những dự án có giá trị hiện tại dương (NPV>0) cũng không thể làm giảm nợ cũng như làm gia tăng giá trị công ty.

Khái niệm nợ quá mức được sử dụng trong lĩnh vực tài chính quốc tế khi Kruman (1988) và Sachs (1989) nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng nợ. Các nghiên cứu này lập luận rằng khi chính phủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình bằng việc đánh thuế các doanh nghiệp và hộ gia đình, một mức nợ lớn sẽ làm gia tăng dự đoán về gánh nặng thuế tương lai của khu vực tư nhân. Tình trạng nợ quá mức thể hiện một tình huống mà gánh nặng nợ trong tương lai quá lớn làm nản lòng các khoản đầu tư trong hiện tại vì các nhà đầu tư nghĩ rằng việc thực hiện bất kỳ dự án mới nào cũng sẽ bị đánh thuế hết để trả nợ. Đồng thời những người cho vay cũng không sẵn lòng khi mà họ không chắc chắn rằng các khoản cho vay của họ sẽ được ưu tiên thu hồi trước hay là bị thay thế bởi các khoản thuế của chính phủ.

Mức đầu tư trong hiện tại thấp hơn làm giảm tốc độ tăng trưởng, và với một tỉ suất thuế cố định sẽ làm giảm doanh thu của chính phủ, giảm khả năng trả nợ và làm giảm giá trị kỳ vọng của khoản nợ.

Những quốc gia rơi vào tình trạng nợ quá mức sẽ không thể vay mượn thêm được nữa khi mà bất cứ khoản vay nào cũng sẽ có giá trị nhỏ hơn giá trị danh nghĩa của nó và do đó sẽ chẳng có ai sẵn sàng cho vay khi mà thiệt hại là điều chắc chắn. Trường hợp này này có thể được trình bày một cách cụ thể trong khái niệm đường cong Laffer về nợ.

Trong kinh tế, đường cong Laffer biểu thị mối quan hệ giữa thuế suất và doanh thu của chính phủ. Nó biểu thị khái niệm độ co dãn của thu nhập có thể đánh thuế so với mức thuế suất, khoản thu nhập có thể đánh thuế sẽ thay đổi khi thuế suất thay đổi. Đường cong Laffer về nợ biểu hiện mối quan hệ giữa tổng dư nợ và giá trị thu hồi nợ kỳ vọng (của người cho vay). Đường cong Laffer về nợ nói lên rằng tổng dư nợ càng lớn thì giá trị thu hồi nợ càng thấp (do người đi vay mất khả năng chi trả). Hình 2.2 Đường cong Laffer về nợ

Đường cong Laffer về nợ chỉ ra rằng, khi tổng nợ gia tăng, dưới sự tác động của việc làm nản lòng các nhà đầu tư, quốc gia sẽ sản xuất ít hơn hoặc chủ động vỡ nợ và do đó những người cho vay sẽ thu hồi ít hơn khoản cho vay ban đầu. Do đó, có một mức tổng nợ mà ở trên mức này, việc gia tăng cho vay có thể làm cho cả người cho vay và người đi vay đều bị thiệt hại.

Một quốc gia rơi vào tình trạng nợ quá mức có thể nằm trên phần dốc xuống của đường cong Laffer về nợ, trong trường hợp này việc xóa nợ một phần có thể làm lợi cho cả người đi vay và người cho vay. Tuy nhiên trong thực tế rất khó xác định rằng liệu một quốc gia đã rơi vào tình trạng nợ quá mức hay chưa. Hơn nữa, mặc dù việc xóa nợ có thể đem lại lợi ích cho cả người cho vay, cần phải có một cơ chế hợp tác để tất cả những người cho vay cùng chấp nhận một mức thiệt hại danh nghĩa. Nếu không có cơ chế này mỗi người cho vay cá nhân sẽ giữ khoản cho vay của mình trong khi những người cho vay khác xóa một phần nợ của họ.

2.2.1.4 Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng

Với một mức vay nợ hợp lý, các quốc gia phát triển sẽ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thông qua tích lũy vốn cũng như nâng cao năng suất sản xuất. Các quốc gia trong giai đoạn đầu phát triển thường rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn, các quốc gia

Kỳ vọng trả nợ

Tổng nợ 45o

này thường có những dự án đầu tư với tỉ suất sinh lợi cao hơn so với các quốc gia công nghiệp phát triển. Do đó, nếu những quốc gia này sử dụng nợ vay mượn đầu tư vào các dự án hiệu quả sẽ góp phần làm gia tăng tốc độ phát triển kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ. Mankiw (1998) cho rằng việc vay nợ để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ sẽ làm gia tăng tổng cầu trong ngắn hạn, giúp gia tăng sản lượng và toàn dụng nhân công và do đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, mức nợ công lớn có thể làm giảm tiết kiệm của khu vực tư, gây ra hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ vay nợ để thực hiện tăng chi ngân sách, đặc biệt là khi vay trong nước, nguồn vốn đầu tư của khu vực tư sẽ chạy vào khu vực công dưới hình thức trái phiếu của chính phủ. Việc này, một mặt làm cho cung vốn khu vực tư giảm, một mặt làm cho lãi suất gia tăng do cầu vốn cao, chi phí đầu tư tăng lên làm giảm đầu tư cũng như giảm nhu cầu vốn vay tiêu dùng của các hộ gia đình.

Quy mô nợ công cao cũng làm giảm tăng trưởng kinh tế, nếu quốc gia rơi vào tình trạng nợ quá mức. Khi mà gánh nặng nợ trong tương lai lớn hơn khả năng trả nợ của quốc gia, chi phí trả nợ kỳ vọng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những nhà đầu tư tiềm năng sẽ e sợ rằng những khoản đầu tư của mình sẽ bị chính phủ đánh thuế để trả nợ, và do đó họ sẽ không sẵn lòng để đầu tư như đã trình bày trong lý thuyết về đường cong Laffer về nợ - tổng nợ gia tăng sẽ làm giảm khả năng thu hồi nợ. Ngoài ra, việc kỳ vọng rằng họ sẽ phải xóa đi một phần nợ cho Chính phủ cũng làm nản lòng các nhà đầu tư trong việc thực hiện đầu tư mới và do đó làm giảm tích lũy vốn.

Corden (1989) đã giải thích rộng hơn về trường hợp nợ quá mức rằng bất cứ hoạt động nào nảy sinh chi phí ở hiện tại để đổi lấy thu nhập ở tương lai đều bị bỏ qua vì một phần thu nhập sẽ bị đánh thuế để trả cho người cho vay. Do đó, chính phủ sẽ không có động cơ để thực hiện các chính sách cải cách với chi phí chính trị và kinh tế lớn. Thêm vào đó, việc kỳ vọng sẽ có một khoản xóa nợ nhằm giải quyết trình trạng nợ quá hạn sẽ làm giảm động lực của chính phủ trong việc theo đuổi các chính sách nhằm tăng cường khả năng trả nợ của mình, và do đó ảnh hưởng xấu lên trăng trưởng kinh tế.

Nợ công cao cũng có thể gây ra lạm phát theo cả hai cách: cầu kéo và chi phí đẩy.

 Khi chính phủ tăng vay nợ trong nước, ngoài việc gây ra hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân, lãi suất tăng còn làm tăng giá thành và giá thành phẩm, làm cho người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và tăng chi tiêu nhiều hơn. Chi tiêu trong khu vực tư nhân và chính phủ đều tăng dẫn đến cầu gia tăng gây ra áp lực lạm phát trong ngắn hạn.

 Khi chính phủ vay nợ nước ngoài, dòng tiền từ nước ngoài đổ vào có thể không gây ra lạm phát trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, áp lực trả cả nợ

gốc và lãi sẽ làm gia tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá tăng (nội tệ mất giá) làm tăng chi phí nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu… gây ra lạm phát.

Do đó, dù chính phủ vay nợ trong nước hay nước ngoài đều dẫn đến việc lạm phát gia tăng và vì vậy làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong dài hạn, lạm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ VN ( CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ) (Trang 25 -25 )

×