Mô hình của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Presbitero (2011) về mối quan hệ giữa tổng nợ công và tăng trưởng của 92 quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn 1990-2007 và nghiên cứu của Pattillo (2002) về tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế với mẫu nghiên cứu 93 quốc gia đang phát triển, giai đoạn 1969-1998.
Mô hình bao gồm các biến chính được đề xuất bởi mô hình tăng trưởng cơ bản của Solow (1956), kết hợp thêm các biến kiểm soát và biến nợ công để có thể đánh giá tác động của nợ công lên tốc độ tăng trưởng.
, = , + , + , + ,
Trong đó:
- Growth là tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người.
- GDPi,t-1: biến trễ của GDP thực bình quân đầu người nhằm đo lường sự hội tụ
điều kiện.
- Public Debt là nợ công được đo lường bằng quy mô tổng nợ công so với GDP (%GDP), dùng để kiểm định giả thuyết về tác động của nợ công lên tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Xit là vectơ các biến kiểm soát, bao gồm các yếu tố vĩ mô khác có tác động lên tăng trưởng, bao gồm:
Investment: mức đầu tư, được đo lường bởi log của tỉ suất đầu tư.
Human Capital: tích lũy vốn con người, đại diện bởi chỉ số log của tỉ lệ học tiểu học. Chỉ số này đại diện cho khả năng thu hút vốn đầu tư cũng như tiếp thu ý tưởng từ phần còn lại của thế giới (Grossman và Helpman, 1991). Mặc dù theo các nghiên cứu về mô hình Solow của Mankiw, Romer và Weil (1992), và nghiên cứu của Levine và Renelt (1992), tỉ lệ học trung học nên được sử dụng để đo lường tích lũy vốn con người hơn là sử dụng tỉ lệ học tiểu học, tuy nhiên do các nước đang phát triển là các quốc gia có thu nhập thấp và ít điều kiện học tập, nên tỉ lệ học tiểu học có thể cung cấp nhiều thông tin hơn (Kalaitzidakis và cộng sự, 2001).
Openness: Độ mở cửa thương mại, đo lường bằng quy mô của tống mức xuất nhập khẩu trên GDP (%GDP).
Inflation: độ lệch chuẩn của lạm phát trong 3 năm nhằm đại diện những bất định trong nền kinh tế
Pop Growth: tốc độ gia tăng dân số, đo lường bởi log của tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm.
Kỳ vọng chiều hướng tác động
Theo khuôn mẫu của sự hội tụ có điều kiện, biến trễ GDP bình quân đầu người (GDPi,t-1) được kỳ vọng sẽ mang dấu âm, thể hiện tác động của sự hội tụ. Trong khi đó biến log của tỉ số đầu tư (Investment) và log của tỉ lệ học tiểu học (Human capital) được kỳ vọng sẽ mang dấu dương vì tổng đầu tư và vốn con người thể hiện tác động tích cực của cả sự tích lũy vốn vật chất và vốn con người lên tăng trưởng. Biến tốc độ gia tăng dân số cũng được kỳ vọng sẽ mang dấu âm do nó có tác động làm giảm quy mô của GDP bình quân đầu người. Độ mở cửa thương mại (Openness) được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển giao công nghệ và tri thức, do đó kỳ vọng dấu cho biến này là dương. Biến log của tỉ lệ lạm phát (Inflation) đo lường sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô do đó được kỳ vọng sẽ mang dấu âm.
Ngoài ra, theo đề xuất của các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới việc chỉ xem xét tác động tuyến tính của nợ công đến tăng trưởng kinh tế là không đầy đủ. Do đó, nghiên cứu sẽ tiếp tục xây dựng một mô hình bậc hai để kiểm định việc liệu có tồn tại một mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở 15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á hay không. Mô hình phi tuyến sẽ được xây dựng bằng cách bổ sung thêm biến nợ công bình phương (PublicDebt2) vào mô hình tuyến tính.
, = , + , + , + , + ,
Tiếp đó, để có thể tìm hiểu rõ hơn vai trò của nợ công đối với tăng trưởng ở Việt Nam, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng dựa trên dữ liệu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011. Mô hình và dấu kỳ vọng của các biến vẫn sẽ được giữ nguyên, tuy nhiên dữ liệu bảng của 15 quốc gia Châu Á sẽ được thay thế bằng dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam.