Minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước và nợ công

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 75)

Để có thể quản lý tốt và đánh giá một cách chính xác tình hình và những rủi ro của ngân sách và nợ công, điều quan trọng nhất là phải công khai minh bạch những thông tin của vấn đề này. IMF đã đưa ra những tiêu chuẩn về minh bạch tài khóa cho các quốc gia trong Cẩm nang minh bạch tài khóa (Manual on Fical Transparency) phát hành năm 2007. Theo IMF, để có thể thực hiện minh bạch tài khóa, các quốc gia cần phải thực hiện bốn khoản mục chính sau: (i) Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức công: Khu vực chính phủ phải được phân biệt với phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế. Thêm vào đó vai trò chính sách và quản lý trong nội bộ khu vực công phải rõ ràng và được công bố một cách rộng rãi.Bên cạnh đó còn cần phải có các luật lệ, quy định và khuôn mẫu điều hành rõ ràng cho việc quản lý tài khóa. (ii) Công khai minh bạch các hoạt động của ngân sách nhà nước: Các dự định chi tiêu ngân sách phải tuân theo các thời hạn

đã thiết lập đồng thời phải hỗ trợ cho các mục tiêu vĩ mô và chính sách tài khóa. Cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể cho việc thi hành, quản lý và báo cáo ngân sách. (iii) Công khai tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của Chính phủ: Chính phủ có nhiệm vụ phải cung cấp đầy đủ các thông tin trong quá khứ, hiện tại và những hoạt động trong lĩnh vực tài khóa cũng như các rủi ro tài khóa khác. Ngoài ra những thông tin tài khóa cũng phải được cung cấp nhằm hỗ trợ cho các phân tích chính sách và xác định trách nhiệm và cuối cùng (iv) Đảm bảo sự liêm chính của tất cả các cấp chính quyền.

Luật quản lý nợ công của Việt Nam được ban hành vào năm 2009. Mặc dù vậy, các điều khoản trong Luật này lại liên quan đến Luật Ngân sách nhà nước và các nghị định thông tư khác làm cho quá trình thực hiện trở nên vô cùng phức tạp, cồng kềnh và kém hiệu quả. Luật quản lý nợ công Việt Nam cũng chưa đề cập đến chiến lược vay nợ và quản lý nợ một cách rõ ràng. Luật này quy định rằng “Chính phủ phải trình quốc hội các chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động và sử dụng vốn vay và quản lý trong từng giai đoạn 5 năm”, trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay, cần phải có những điều chỉnh liên tục và kịp thời để có thể quản lý tốt những rủi ro về nợ công, khoảng thời gian 5 năm là quá lâu để minh bạch thông tin về nợ công và tài khóa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp các quốc gia đang phát triển Châu Á và VN ( Chuyên đề tốt nghiệp TP.HCM Trường Đại Học Kinh Tế ) (Trang 75)