Lần xem xét thứ hai và chuyển các dự án luật đến các Ủy ban

Một phần của tài liệu Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam (Trang 97)

1. QUY TRÌNH LẬP PHÁP PHỔ BIẾN [54, TR 159]

1.2. Lần xem xét thứ hai và chuyển các dự án luật đến các Ủy ban

1.2.1. Thủ tục xem xét lần thứ hai

Ở các nước có chính thể đại nghị, đặc biệt là các nước theo mô hình nghị viện Anh như Canada, Australia v.v…lần xem xét thứ hai được thực hiện với mục đích để nghị viện tranh luận về những nguyên tắc cơ bản của dự luật và chuyển các dự luật đó đến các ủy ban có liên quan. Đây cũng là giai đoạn mà nghị viện quyết về nội dung chính sách của dự luật. Và kết quả của lần xem xét này, về nguyên tắc, không được thay đổi trong những lần xem xét sau.

Mở đầu cho lần xem xét này, vị Bộ trưởng Bộ chịu trách nhiệm về dự luật sẽ trình bày về những nguyên tắc chính của dự luật và báo cáo vắn tắt về những điều khoản quan trọng nhất. Sau đó, dựa trên những gì Bộ trưởng báo cáo, nghị viện sẽ thảo luận về những nội dung chính của dự luật.

Thông thường, nghị viện có 3 giải pháp để lựa chọn sau khi thảo luận: Thứ nhất, chuyển dự luật đến các Ủy ban của nghị viện để tiến hành thẩm tra sâu hơn những nguyên tắc mà nghị viện đã quyết định trước đó; thứ hai, Nghị viện bác bỏ dự luật (xuất phát từ nhiều lý do khác nhau); thứ ba, dự luật sẽ bị “treo”, tức là dự luật sẽ bị tạm hoãn trong một thời gian nhất định. Thực chất, đây là giải pháp mà nghị viện từ chối xem xét dự luật một cách kín đáo.

1.2.2. Chuyển dự luật đến các Ủy ban

Ở hầu hết nghị viện các quốc gia đều có hệ thống ủy ban thường trực để xem xét, thẩm tra các dự án luật trong những phạm vi thẩm quyền đã được xác định chủ yếu thông qua Luật về Nghị viện hoặc Nội quy hoạt động của Nghị

viện (cũng có thể theo các quyết định có tính tiền lệ của nghị viện). Theo đó, một dự luật sẽ được chuyển đến một ủy ban có thẩm quyền tương ứng để xem xét.

Trường hợp dự luật có nội dung liên quan đến nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau thì cũng có nhiều cách giải quyết khác nhau. Thường có hai cách lựa chọn điển hình là thành lập ủy ban có tính chất đặc biệt hoặc gửi dự luật đến xem xét ở hai hoặc nhiều ủy ban.

Ở Hoa Kỳ, có hai cách giải quyết khi nội dung của dự luật liên quan đến nhiều ủy ban khác nhau. Thứ nhất, cách gửi liên tục mà theo đó, dự luật sẽ được xem xét trước ở một ủy ban rồi chuyển sang ủy ban khác để xem xét tiếp các vấn đề thuộc thẩm quyền của ủy ban đó; thứ hai, là cách gửi phân chia, những nội dung của dự luật liên quan đến thẩm quyền của ủy ban nào sẽ được xem xét ở ủy ban đó.

Một phần của tài liệu Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)