3. LỊCH SỬ CỦA QUY TRÌNH LẬP PHÁP
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Quy trình lập pháp có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Vai trò của quy trình lập pháp được thể hiện thông qua bản chất của pháp luật và của cơ quan lập pháp. Xuất phát từ bản tính của pháp luật trong mối tương quan với quyền tự do của con người, quy trình lập pháp góp phần hạn chế sự vi phạm tự do của con người từ phía các đạo luật; xuất phát từ bản tính của cơ quan lập pháp, quy trình lập pháp góp phần khắc phục được những bản tính yếu của Quốc hội trong quá trình làm luật; ngoài ra, quy trình lập pháp còn là một cơ chế bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu trước sự xâm phạm các quyền tự do của con người được Hiến pháp bảo vệ từ phía các đạo luật.
Bản thân thuật ngữ khái niệm gắn liền với vấn đề kỹ thuật, gắn liền với các giai đoạn trong hoạt động lập pháp. Từ sáng kiến pháp luật đến soạn thảo văn bản, thẩm tra, thảo luận thông qua và công bố ban hành luật. Là một trình tự bao gồm nhiều công đoạn, mắt xích khác nhau, được thực hiện một cách độc lập nhưng chúng đều mang ý nghĩa triết lý riêng và có giá trị gia tăng qua mỗi giai đoạn thực hiện.
Pháp luật với tính cách là một sản phẩm thể hiện ý chí chung của mọi thành viên trong cộng đồng, thì quy trình lập pháp phải là sự phản ánh, thể hiện động năng của các thành viên trong cộng đồng ấy. Đó là sự tương tác giữa các lực lượng, thành phần khác nhau của đời sống xã hội. Đặc biệt là sự tương tác giữa lập pháp và hành pháp. Hành pháp chính là động lực của lập pháp. Trong đó, hành pháp là người thiết kế ra các chính sách thông qua hoạt động điều hành và quản lý các lĩnh vực trong xã hội thì lập pháp chính là người thi công chính sách đó thành các đạo luật có hiệu lực thi hành. Nếu thiếu sự tương tác này, quy trình lập pháp chỉ là một quy trình nhân tạo. Sản phẩm tất yếu của một quy trình nhân tạo là một quy trình “chết”.
CHƯƠNG 2