ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN VỀ DỰ ÁN LUẬT, DỰ ÁN PHÁP LỆNH

Một phần của tài liệu Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam (Trang 77)

Lý thuyết về sự tham gia của công chúng đã được hình thành cùng với sự ra đời của quy trình lập pháp của nghị viện ở các nước tư sản. Việc tham gia của công chúng vào quy trình lập pháp được coi như một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo tính minh bạch của quy trình trong việc tạo ra những đạo luật có chất lượng tốt, mà theo học thuyết về khế ước xã hội của Rousseau thì pháp luật là

chính là sản phẩm thể hiện ý chí chung của cộng đồng, và chủ thể làm ra nó suy cho cùng chính là các thành viên trong cộng đồng ấy.

Giai đoạn xin ý kiến nhân dân về dự án luật, pháp lệnh được quy định tại mục 6, chương II, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với tên gọi: Lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh. Tuy không bắt buộc nhưng nó đã hình thành nên một công đoạn trong quy trình lập pháp của Quốc hội nước ta.

Tại Điều 39, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định: Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án luật, dự án pháp lệnh, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh. Nội dung, phạm vi, thể thức và thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu ý kiến nhân dân để chỉnh lý dự án.

Trước hết, việc Luật sử dụng thuật ngữ “lấy ý kiến” nhân dân, theo chúng tôi là không phù hợp. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì cho ý kiến, còn nhân dân thì lấy ý kiến. Điều này dễ gây phản cảm đối với các quy định tiếp theo của luật. Mặc dù vậy, cả Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 1996 và 2002 cũng không thay đổi việc sử dụng thuật ngữ này. Chúng tôi cho rằng, nên thay đổi thuật ngữ. Không nên dùng thuật ngữ “lấy ý kiến nhân dân” mà nên quy định là “xin ý kiến nhân dân” hoặc “giai đoạn đóng góp ý kiến của nhân dân”. Các dự án luật đều có và cần phải có sự tham gia của công chúng dù ở các cấp độ khác nhau và ở bất cứ giai đoạn nào của quy trình lập pháp. Mặc khác, do luật chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, của Văn phòng Quốc hội trong việc giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện công việc xin ý kiến của nhân

dân nên trong thực tế, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân diễn ra một cách hết sức hình thức và tốn kém về kinh phí và thời gian mà hiệu quả mang lại thì chưa nhiều. Bên cạnh đó, do quá trình thông tin về quy trình lập pháp của Quốc hội tới người dân chưa được tốt. Điều này cũng cần sớm được khắc phục bằng các quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)