BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ LUẬT

Một phần của tài liệu Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam (Trang 87 - 91)

Trong quy trình lập pháp của Quốc hội nước ta, giai đoạn ban hành luật là công đoạn cuối cùng. Quyền ban hành luật thuộc về Chủ tịch nước. Sau khi dự luật được Quốc hội thông qua, trong vòng 15 ngày, Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật (Điều 50, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Tuy nhiên, trường hợp Chủ tịch nước không đồng ý với dự luật hoặc đề nghị Quốc hội xem xét lại thì pháp luật không quy định. Luật chỉ quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với những vấn đề liên quan đến việc ban bố tình trạng chiến tranh trong thời gian Quốc hội không họp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất (Khoản 7, Điều 103, Hiến pháp 1992 sửa đổi).

Việc Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể về quyền của Chủ tịch nước trong việc đề nghị Quốc hội xem xét lại dự luật khi không thống nhất quan điểm có thể được giải thích do từ chính nguyên tắc tập quyền, một đặc thù trong bộ máy nhà nước ta mà trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân

dân, nắm trọn mọi quyền hành và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Mọi quyết định của Quốc hội đều thể hiện ý chí của hành động tập thể, vì vậy mà nó mang tính pháp lý tối cao và có ý nghĩa quyết định cuối cùng.

Sau khi được nguyên thủ quốc gia ký ban hành, dự luật sẽ được công bố trên Công báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng để công dân có thể tường tận được mọi nội dung của đạo luật và từ đó dự luật có hiệu lực thi hành.

Ban hành luật khác với công bố luật. Ban hành luật là hành vi pháp lý đem lại giá trị thi hành cho dự luật. Còn công bố luật, như đã nêu trên, là việc đăng ký luật vào Công báo. Chính vì vậy, nhiều nước có quy định rằng nếu dự luật đã được ban hành nhưng chưa công bố thì đạo luật có giá trị pháp lý chỉ đối với các cơ quan công quyền mà không phải đối với mọi công dân.

Ở nước ta, hiệu lực của văn bản pháp luật thường được quy định ngay trong chính văn bản luật, hoặc sau khi đạo luật được ký ban hành. Thông thường việc ban hành luật được sử dụng dưới thuật ngữ “công bố ban hành luật, pháp lệnh của Chủ tịch nước”. Việc đưa văn bản pháp luật vào Công báo được quy định tại Điều 10, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam được quy định chủ yếu trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phần nào khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong hoạt động lập pháp của những giai đoạn trước đây. Các

đạo luật đang ngày đi vào ổn định hơn về chất lượng và số lượng, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong quy trình lập pháp mà nguyên nhân đầu tiên là ở các quy định của pháp luật và nhận thức của các nhà lập pháp.

Mặc dù quy trình lập pháp của nước ta gồm rất nhiều công đoạn khác nhau. Nhưng điều đó chưa chắc đã tạo ra giá trị gia tăng qua các giai đoạn thực hiện. Chúng ta đã có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế về nội quy của kỳ họp Quốc hội, song có thể thấy rằng, các quy định của pháp luật nước ta về quy trình lập pháp còn có nhiều khiếm khuyết, hạn chế và thể hiện rõ đối với từng giai đoạn trong quy trình lâp pháp. Một điểm chung, dễ dàng nhận thấy là sự quy định của pháp luật còn quá sơ sài, chung chung và thiếu tính chặt chẽ. Các văn bản pháp luật đã bỏ sót công đoạn phân tích chính sách, một khâu quan trọng đầu tiên của quy trình lập pháp; thiếu rõ ràng trong quy định của luật về vấn đề soạn thảo văn bản; tính hình thức trong việc thẩm tra của các Ủy ban; không xác định cụ thể việc dự án nào thì cho ý kiến một lần, dự án nào thì cho ý kiến hai lần; nội dung nào thì lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; hoặc vấn đề nào thì lấy ý kiến tại phiên họp toàn thể; và đặc biệt, dự án luật nào thì thông qua tại một kỳ họp hoặc hai kỳ họp... Với công nghệ làm luật như hiện nay, phải mất nhiều năm nữa chúng ta mới có thể hoàn thiện được hoạt động lập pháp của Quốc hội. Đó cũng là nhận xét chung của các chuyên gia, các nhà khoa học.

Quy trình lập pháp cần phải được đổi mới và hoàn thiện. Phải là quy trình thể hiện sự động năng trong hoạt động lập pháp, thể hiện rõ nét sự tương tác giữa lập pháp và hành pháp. Đặc biệt, các giai đoạn trong quy trình phải được xác định một cách chặt chẽ và rõ ràng.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI

QUY TRÌNH LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quy trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam (Trang 87 - 91)