Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 120)

Như chúng ta biết, ngành HKDD là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Hoạt động HKDD không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng và cả kinh tế đối ngoại. Vì vậy, chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến yếu tố con người trong hoạt động HKDD. Đặc biệt là phi công và KSVKL trong công tác đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp.

Hiện nay, cánh bay của HKVN không chỉ hướng đến các sân bay trong nước mà còn vươn tới nhiều lục địa trên thế giới bằng những loại máy bay mới và hiện đại. Các sân bay cũng mở rộng thêm nhiều nhà ga, đường băng, sân đỗ...Bên cạnh đó, trên lĩnh vực QLB đã có sự chuyển biến từ phương thức cổ điển sang phương thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị và công nghệ hiện đại. Cùng với việc đổi mới trang thiết bị đó là sự tiến bộ về năng lực quản lý, trình độ tay nghề của nhân viên HK nói chung và KSVKL nói riêng.

Do môi trường làm việc theo một quy trình chặt chẽ nên công việc đòi hỏi nhân viên phải đảm bảo tính liên tục, chuẩn xác và khoa học; được yêu cầu về tri thức và yêu cầu về kỹ năng cũng như đáp ứng tốt trong môi trường

làm việc chịu nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp như: khí hậu nóng, tiếng ồn và chấn động, bức xạ nhiệt, sự căng thẳng về thần kinh và thị giác .v.v..

Theo số liệu tại Hội nghị chuyên ngành về chuyên viên nghiệp vụ HK thế hệ mới diễn ra tại thành phố Montreal, Canada từ ngày 1- 4/3/2010, ICAO đã lên tiếng báo động về nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng trong ngành HKDD. ICAO ước tính tới năm 2018, ngành HKDD thế giới sẽ thiếu 200.000 phi công mới và 400.000 chuyên viên bảo dưỡng máy bay và một số lượng lớn KSVKL có trình độ tay nghề cao. Nguyên nhân là do hoạt động HK đang tăng nhanh trong khi một số lượng lớn phi công, chuyên viên bảo dưỡng, KSVKL đến tuổi nghỉ hưu, chưa có đội ngũ thay thế. Ngoài ra, ngành HKDD ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ mới hiện đại, đòi hỏi đội ngũ nhân viên trau dồi những kỹ năng nghiệp vụ mới [27].

Hội nghị tập trung tìm kiếm các giải pháp đối phó với nguy cơ và cũng là thách thức này. Lần đầu tiên, đại diện các ngành liên quan đến HK từ công nghiệp chế tạo, các cơ sở đào tạo, sinh viên ngành HK và các nhà hoạch định chính sách đã cùng thảo luận kế hoạch hành động của ngành trong những năm tới. Các đại biểu nhấn mạnh tới nhu cầu nguồn nhân lực cần có trình độ cao trong các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; nhu cầu tiếp cận một nền giáo dục đào tạo hiện đại và chất lượng. Hội nghị cũng nêu bật sự cần thiết xây dựng quy chế mới để có thể hài hòa nhu cầu phát triển với chất lượng đào tạo nhân viên của ngành HK.

ICAO kêu gọi các nước xây dựng lộ trình đào tạo thế hệ nhân viên mới của ngành HK có khả năng đảm bảo an toàn và hiệu quả cao của ngành. ICAO nhấn mạnh sự phát triển an toàn và có hệ thống của ngành HKDD quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhân lực có kỹ năng cao.

Phù hợp với khuyến cáo của ICAO cũng như quy hoạch phát triển GTVT HKVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ngành HKDD Việt Nam cần phải thực hiện tốt:

- Kết hợp tốt giữa đào tạo cơ bản và đào tạo lại, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cùng với việc nâng cao trình độ về ngoại ngữ, giữa đào tạo trong nước và đào tạo tại nước ngoài trên cơ sở phải có kế hoạch dài hạn về huy động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực;

- Xây dựng, phát triển các cơ sởđào tạo trong Ngành phải phù hợp yêu cầu phát triển trong từng lĩnh vực, từng thời kỳ cũng như cần coi trọng việc tiêu chuẩn hoá các nội dung, chương trình đào tạo, bổ túc cán bộ theo trình độ quốc tế;

- Phát huy, tăng cường nguồn ngân sách nhà nước, tận dụng các nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu và có trình độ, đủ năng lực để làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như công tác ĐHB an toàn, điều hòa, hiệu quả;

- Tăng cường cơ sở vật chất cho tất cả các cơ sở đào tạo trong ngành HK nhằm nâng cao cả về năng lực, chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo và sử dụng lao động trong Ngành ở tất cả các bậc học, tiến tới mở rộng, phát triển và tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học và trên đại học cho các quốc gia trong khu vực.

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của ngành HKDD Việt Nam trong quy hoạch phát triển GTVT HK đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

được thực hiện như sau:

- Xây dựng cơ cấu lao động đến năm 2015:

+ Theo trình độ: Lao động có trình độ trên đại học chiếm từ 3% - 5%; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 35% - 40%; trung cấp chiếm 15% - 20%; công nhân kỹ thuật chiếm 20% - 25%; sơ cấp chiếm 10% - 15%;

+ Theo độ tuổi: Độ tuổi bình quân từ 36 - 38 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 40% - 43 %; từ 30 - 40 tuổi chiếm 30% - 33%; từ 40 - 50 tuổi chiếm 18% - 22%; trên 50 tuổi chiếm 5% - 10%.

- Đảm bảo đến năm 2020 lực lượng lao động trong Ngành có đầy đủ khả năng đáp ứng 100% nhu cầu của Ngành về các lĩnh vực đặc biệt phi công, KSVKL…

- Các cơ sởđào tạo:

Tập trung phát triển Học viện HKVN trên cả 3 mặt: cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên và hệ thống giáo trình. Khuyến khích các cơ sở đào tạo ngoài ngành phối hợp với Học viện HK tổ chức các khóa đào tạo nhân lực cho ngành, đặc biệt là ở cấp bậc đại học và trên đại học. Đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành đảm bảo hoạt động bay thuộc VATM. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo, tuyển dụng phi công, tiếp viên HK, KSVKL. Cho phép các tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cũng như khuyến khích cá nhân tự bỏ kinh phí đào tạo phi công nhằm giảm bớt gánh nặng kinh phí cho các hãng HK cũng như để đáp ứng nhu cầu rất lớn về phi công trong những năm tới. Đảm bảo đến năm 2020 phát triển Học viện HKVN thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc gia, trong đó công tác nghiên cứu khoa học phải được đặt lên là nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn này. Phải lấy nghiên cứu ứng dụng làm tiền đề và động lực phát triển công nghiệp HK. Mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động các cơ sởđào tạo nhân viên HK ra thị trường quốc tế [9].

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 120)