Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hàng không

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 75)

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, coi đó là một trong những khâu quan trọng để có thể hội nhập cả về diện rộng và bề sâu. Với định hướng đó, ngành HK đã sớm tham gia vào quá trình này và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong các mảng công việc chủ yếu của ngành như các lĩnh vực: cảng HK sân bay, vận tải HK và QLB, bước đầu tạo tiền đề thuận lợi cho tiến trình hiện đại hóa hoạt động ngành HK.

Tuy nhiên, theo đà phát triển vận tải HK trên thế giới và ở Việt Nam, khối lượng công việc mà ngành HK phải quản lý cũng tăng lên gấp nhiều lần trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống trang thiết bị, quy trình làm việc tuy đã được cải tiến, nâng cấp nhưng vẫn chưa thoát hẳn khỏi các biện pháp truyền thống trong khi ngành HK đang trên đà triển khai áp dụng các quy trình nghiệp vụ tiên tiến, hiện đại. Chính khoảng cách bất cập giữa trang thiết bị, quy trình truyền thống với những mục tiêu yêu cầu của trang thiết bị, quy trình hiện đại đã đặt ngành HK trước thách thức phải khẩn trương hiện đại hoá trang thiết bị, nghiệp vụ HK.

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra đối với HKVN trong tiến trình hiện đại hoá là: muốn làm tốt thì trước hết phải hiểu rõ, nắm bắt được chính xác và đầy đủ các nội dung, yêu cầu hiện đại hoá để từ đó định ra phương án, cách thức, bước đi phù hợp, hiệu quả nhất, mà hầu hết các nội dung hiện đại hoá được đúc kết và tích tụ trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về HK hoặc liên quan đến HK. Vì vậy, việc Việt Nam tham gia và thực thi các văn

bản này là tất yếu. Tuy nhiên, chiến lược tiếp cận và tham gia các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về HK phải có những bước đi, lộ trình thích hợp, bảo đảm hài hoà giữa thực hiện các yêu cầu quốc tế với lợi ích quốc gia. Trong đó công tác đảm bảo an toàn bay luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để triển khai ký kết các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về HK.

Trên cơ sở các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về HK này, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chúng ta cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp lý, các quy định liên quan đến lĩnh vực HKDD nói chung và công tác đảm bảo an toàn bay nói riêng và nội dung các văn bản, quy định này đã hài hòa tối đa với các quy tắc, chuẩn mực về HKDD quốc tế.

Tính đến thời điểm tháng 12/2010, Việt Nam đã ký và trao đổi dự thảo 65 Hiệp định song phương và đa phương về HK với các quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 1994 ký 31 hiệp định, năm 2004 ký 57 hiệp định). Cụ thể:

Bảng 3.1. Các Hiệp định song phương và đa phương về hàng không Việt Nam ký kết với các quốc gia và vùng lãnh thổ

TT Hiệp định Ngày ký Nơi ký Ngôn ngữ

1 Australia 31.07.95 Canberra Anh

2 Austria 27.03.95 Hà Nội Anh

3 Bahrain 04.05.99 Manama Anh

4 Bangladesh 06.09.93 Hà Nội Việt, Anh

5 Belgium 21.10.92 Brussel Anh

6 Belarus 21.12.07 Minsk Anh, Nga, Việt

7 Brunei 28.11.91 Hà Nội Việt, Malay, Anh

8 Bulgaria 01.10.79 Hà Nội Việt, Bulgaria

9 Cambodia,Laos, Myanmar (C.L.M.V) 04.12.03 Hà Nội Anh

10 Canada 28.09.04 Montreal Việt, Pháp, Anh

11 Czech 30.9.09 Istanbul Anh

12 China 08.03.92 Hà Nội Việt, Trung, Anh

TT Hiệp định Ngày ký Nơi ký Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 75)