Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 114)

62 Kenya Trao đổi dự thảo Hiệp định HK 63 Libya Trao đổi dự thảo Hiệp định HK

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

Qua các phân tích và nghiên cứu ở trên, chúng ta thấy các quy định của pháp luật trong nước liên quan đến công tác an toàn bay còn có sự hạn chế, sự không phù hợp và cả những thiếu hụt trong pháp luật nước ta so với pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này. Từ đó việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công tác an toàn bay cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Thứ nhất, đối với các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

Luật 2006 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành HKDD Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về HKDD; tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành HKDD, góp phần bảo vệ chủ quyền

và an ninh quốc gia. Tuy nhiên như trình bày ở phần trên (về một số bất cập của pháp luật Việt Nam về đảm bảo an toàn bay) thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về HK còn một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung, làm rõ để chi tiết hóa, dễ hiểu và dễ áp dụng như:

a) Trong Luật 2006, bên cạnh việc quy định quyền, nghĩa vụ của người chỉ huy tầu bay thì cũng cần thiết bổ sung thêm quyền, nghĩa vụ của KSVKL vì đây là hai lực lượng đóng góp chính làm nên an toàn cho các chuyến bay (hiện tại quyền, nghĩa vụ của KSVKL chỉ được quy định ở các văn bản dưới luật). Bên cạnh đó cần làm rõ cụm từ “đến mức uy hiếp an toàn” tại Khoản 2 Điều 190 liên quan đến định nghĩa thế nào là hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD. Nội dung này cần được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật.

b) Nghị định 20/2009/NĐ-CP về Quản lý chướng ngại vật HK và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời có hiệu lực từ 09/4/2009 song nguy cơ gây mất an toàn bay vẫn tồn tại mà các cơ quan quản lý đang lúng túng vì chưa có cách xử lý. Hiện việc triển khai Nghị định 20/2009/NĐ-CP vào thực tiễn hết sức khó khăn do thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện. Để giải quyết triệt để vấn đề này có lẽ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và các địa phương cần ngồi lại để tìm ra tiếng nói chung mới có thể thiết lập an toàn trên bầu trời cho HK.

Tiếp tục làm tốt và phát huy hơn nữa công tác phối hợp, hiệp đồng giữa Cục HKVN với ICAO, với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Quốc phòng để đề xuất lên Chính phủ những bất cập như Nghị định 20/2009/NĐ-CP về đảm bảo phạm vi tĩnh không sân bay nêu trên và khẩn trương khắc phục đảm bảo tính thống nhất của các quy định

c) Tại Điều 5, nghịđịnh 94/2007/NĐ-CP về quản lý hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, quy định về nguyên tắc sử dụng đường HK cần được sửa đổi lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế là “tự do vùng trời” nghĩa là khái

niệm về đường HK quốc tế và nội địa chỉ là tương đối, là ranh giới mềm. Mọi hoạt động bay khi cần thiết đều có thể dễ dàng thực hiện cả trên hai đường bay quốc tế và quốc nội.

d) Để kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế ngành HKDD cũng như bảo vệ an ninh không phận quốc gia của quân đội thì bên cạnh việc phải duy trì một số khu vực cấm bay, hạn chế bay thì cũng linh hoạt mở thêm các đường HK mới, điều chỉnh, hủy bỏ đường HK hoặc bay thẳng vào các khu vực đó trong những khoảng thời gian nhất định để hạn chế việc phải bay vòng trách các khu vực này mặc dù trong những năm gần đây đã thiết lập được nhiều đường HK mới, rút ngắn khoảng cách bay, thời gian bay, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ĐHB, thu hút các chuyến bay bay qua, tăng nguồn thu cho đất nước [20].

(Chi tiết tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch về đường HK giai đoạn 2009 đến 2011 tại phụ lục 1 kèm theo).

e) Nhanh chóng tiến hành bổ sung, sửa đổi Chương trình an ninh HK, Quy chế an ninh của các cảng HK, hãng HK và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ HK (bao gồm cả VATM) cho phù hợp với Nghị định số 81/2010/NĐ- CP về an ninh HK và Chương trình an ninh HKDD và kiểm soát chất lượng an ninh HK do Bộ GTVT ban hành thay thế Chương trình an ninh HKDD Việt Nam năm 2007.

Ngành HKDD phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban An ninh HK quốc gia; Dự thảo Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức, biên chế của Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh HK quốc gia trình Chủ tịch Ủy ban và Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành; chuẩn bị các điều kiện để đưa Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh HK quốc gia vào hoạt động. Chủ động phối hợp với Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Sơn La, Phú

Yên, Quảng Nam, Gia Lai, Khánh Hòa để thành lập Ban chỉ huy khẩn nguy HK theo Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg ngày 26/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai xây dựng Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh HKDD.

g) Khẩn trương đôn đốc, phối hợp sớm hoàn thành Thông tư quy định về an toàn hoạt động bay. Qua đó triển khai được việc thiết lập hệ thống giám sát viên an toàn hoạt động bay và hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Sửa đổi bổ sung kịp thời các Quy chế bay liên quan, tài liệu hướng dẫn khai thác cơ sở ĐHB. Sớm phê duyệt “Phương án điều hành tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp” của VATM. Hoàn thiện và thống nhất Quy trình làm thủ tục bay (không lưu) trong toàn ngành HKDD. Xây dựng Hướng dẫn về quy trình điều tra sự cố hoạt động bay; ban hành Hướng dẫn về báo cáo và xử lý sự cố trong lĩnh vực quản lý hoạt động bay. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện các công việc theo kế hoạch khắc phục khuyến cáo an toàn của ICAO về quản lý hoạt động bay.

Liên quan đến công tác phối hợp hiệp đồng ĐHB giữa Việt Nam với các quốc gia kế cận trong trường hợp tầu bay cần phải bay tránh thời tiết xấu qua ranh giới FIR giữa hai bên phải được quy định cụ thể trong các VBHĐ ĐHB cũng như sự tạo điều kiện và phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Thứ hai, đối với các văn bản, thoả thuận quốc tế

Ngày 15/6/2011, ICAO vừa thông qua Luật ứng xử về chia sẻ thông tin an toàn HKDD quốc tế nhằm giám sát tiến trình thu thập, chia sẻ và sử dụng thông tin về an toàn HKDD ở các cấp độ quốc gia và toàn cầu. Trên cơ sở Luật này, Việt Nam chúng ta phải nhanh chóng thiết lập hoặc cải thiện khuôn khổ thể chế và luật pháp điều chỉnh việc sử dụng các thông tin về an toàn HK, cũng như soạn thảo và thực hiện các hiệp định pháp lý có liên quan.

Chủ tịch Hội đồng ICAO, Roberto Kobeh González, nhấn mạnh minh bạch và chia sẻ thông tin về an toàn HK là nhân tố cơ bản đảm bảo an toàn của hệ thống vận tải HK quốc gia và quốc tế.

Luật ứng xử mới sẽ đảm bảo các thông tin liên quan đến an toàn HK được sử dụng công bằng và nhất quán nhằm mục tiêu duy nhất là tăng cường an toàn của HKDD thế giới, trong bối cảnh ICAO đang thúc đẩy chiến dịch cải thiện an toàn HK toàn cầu.

Luật ứng xử mới bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo phát triển các phản ứng nhất quán, minh bạch và thực tiễn trước các lo ngại về an toàn HK ở các cấp độ quốc gia và quốc tế. Luật mới này nhằm tăng cường lòng tin của người dân vào hệ thống vận tải HK cũng như sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước, thông qua việc đảm bảo vững chắc về cách thức sử dụng các thông tin được chia sẻ về an toàn HK [28].

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hoạt động HKDD thì một vấn đề hết sức quan trọng là việc nhanh chóng tham gia vào các điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động HKDD nói chung và công tác đảm bảo an toàn bay nói riêng; tiếp tục ký kết các hiệp định HK, các VBHĐ ĐHB giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ vì có thể có những văn bản hết hiệu lực hoặc cần bổ sung, thay thế mới….

Mặt khác khi tham gia vào các điều ước quốc tế thì bản thân Việt Nam cũng phải sửa đổi, bổ sung các quy định tương ứng của pháp luật trong nước để bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế và chuyển hóa các cam kết đó vào pháp luật trong nước. Điều này làm cho pháp luật về HKDD nói chung và công tác đảm bảo an toàn bay nói riêng được nâng cao và hoàn thiện hơn.

Ngoài việc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến HKDD thì chúng ta cũng cần có biện pháp quy định cụ thể việc thực thi các quy định của các điều ước quốc tế đó

Hiện nay, Việt Nam cũng chưa có văn bản quy định về quy chế khai thác khoảng không vũ trụ. Khoảng không vũ trụ là khoảng không nằm ngoài

khoảng không khí quyển (môi trường hoạt động của phương tiện bay HK) và các hành tinh [30].

Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 quy định nghĩa vụ của quốc gia khi hoạt động trong khoảng không vũ trụ và trên các hành tinh phải lưu ý đến quyền lợi tương ứng của các nước khác và không được tạo ra các trở ngại gây thiệt hại tiềm tàng cho các hoạt động của nước khác.

Khoảng không vũ trụ đã và đang chiếm một vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Nhiều ngành kinh tế hiện đại, trong đó có ngành HKDD sẽ không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu vai trò của các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất làm nhiệm vụ truyền thông, định vị. Tất cả các tầu bay trên thế giới đều được trang bị các thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu. Các quá trình cất cánh, hạ cánh cũng như tránh va chạm của tầu bay đều có thể sử dụng định vị vệ tinh cùng các thiết bị phù trợ khác đảm bảo an toàn tuyệt đối 100%. Trên quy mô thế giới, có khoảng 1.100 hãng và công ty có các hoạt động liên quan đến khai thác khoảng không vũ trụ. Trước tình hình khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại ngày càng gia tăng, hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ nói chung và khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại nói riêng là công cụ cần thiết và hữu hiệu để đưa các hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ vào “quỹđạo” pháp lý quốc tế. Mặt khác, để quá trình khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại đem lại hiệu quả kinh tế và hợp pháp thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ và vấn đề thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế này khi pháp luật trong nước chưa có quy định điều chỉnh và chưa chuyển hóa

Tóm lại, những hiểu biết càng sâu sắc bao nhiêu về các quy phạm pháp luật quốc tế trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ thì càng giúp ích

cho quá trình áp dụng vào hoạt động thực tiễn, xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ hoặc đưa các quy định về khoảng không vũ trụ vào trong các văn bản pháp luật HK, góp phần đảm bảo tốt cho các hoạt động HKDD nói chung và an toàn, tránh va chạm cho các hoạt động bay nói riêng.

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 114)