Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến an toàn bay

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 86)

62 Kenya Trao đổi dự thảo Hiệp định HK 63 Libya Trao đổi dự thảo Hiệp định HK

3.1.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến an toàn bay

toàn bay

Ngoài Luật 2006, trong hệ thống pháp luật về HKVN liên quan đến an toàn bay còn rất nhiều các Nghịđịnh, Thông tư, Quyết định… do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Điển hình như năm 2007, chúng ta ban hành tới 6 Nghịđịnh của Chính phủ và 10 quyết định của Bộ Giao thông vận tải.

Để có cách nhìn tổng quan về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn bay, tác giả luận văn xin đề cập đến một số văn bản sau:

Thứ nhất, Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04/6/2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay

Ngày 04/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2007/NĐ-CP nhằm cụ thể hóa quy định về quản lý hoạt động bay trong Luật 2006 (thay cho Nghị định 25/2000/NĐ-CP ngày 01/8/2000 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam). Nghị định mới quy định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời, cấp phép bay, phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự cũng như hoạt động bay đặc biệt, cụ thể như sau:

a) Tổ chức, sử dụng vùng trời:

Theo Nghị định 94/2007/NĐ-CP, đường HK được sử dụng theo nguyên tắc: Đường HK quốc tế được sử dụng cho cả chuyến bay quốc tế và nội địa; còn đường HK nội địa chỉ được sử dụng cho chuyến bay nội địa. Khi có nhu cầu sử dụng thường xuyên đường HK nội địa cho các chuyến bay quốc tế thì phải được Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đường HK bao gồm đường HK quốc tế, đường HK nội địa, được thiết lập trên cơ sở: Nhu cầu giao lưu HK quốc tế; Yêu cầu hoạt động bay nội địa; Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn HK; Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm

quốc phòng và an ninh quốc gia; Phù hợp quy hoạch phát triển ngành HKDD Việt Nam và kế hoạch không vận của ICAO.

Đường HK nội địa là đường HK có điểm đầu và điểm cuối nằm trong lãnh thổ Việt Nam; chiều rộng là 20 km, trong trường hợp đặc biệt đến 30 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường HK nội địa được ký hiệu bằng chữ W và đánh số thứ tự bằng chữ sốẢ Rập.

Đường HK quốc tế là đường HK trong vùng trời Việt Nam có chiều rộng là 30 km, trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý là 90 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường HK quốc tế được ký hiệu bằng chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số bằng chữ số Ả Rập ( Điều 3 Nghịđịnh 94/2007/NĐ-CP) [12].

Liên quan đến thẩm quyền thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ, công bố đường HK, Điều 4 Nghị định 94/2007/NĐ-CP quy định: “Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ đường HK nội địa sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng” [12].

b) Cấp phép bay:

Công tác cấp phép bay có một vị trí quan trọng trong dây chuyền ĐHB. Mặc dù không như công tác ĐHB trực tiếp của KSVKL có thể dẫn đến tai nạn máy bay ngay lập tức, nhưng nó là bước khởi động đầu tiên trong chuỗi mắt xích ĐHB. Công tác cấp phép bay có chính xác thì các công đoạn sau của dây chuyền mới chính xác. Với mật độ bay của Việt Nam ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á đã là gần 800 chuyến bay ngày đêm (bao gồm cả các chuyến bay đi, đến và quá cảnh) thì với sai sót trong quá trình cấp phép bay, lập kế hoạch bay sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với nền không lưu, gây nhầm lẫn, đe doạ an toàn các chuyến bay.

Điều 15 Nghị định 94/2007/NĐ-CP quy định rất rõ các cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay, cụ thể:

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam. Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ;

Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay cho các chuyến bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái;

Cục HKVN cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài không thuộc phạm vi quy định của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam và nước ngoài không thuộc phạm vi quy định của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng [12].

Tùy từng trường hợp cụ thể, người đề nghị cấp, sửa đổi phép bay phải nộp đơn trước từ 1 đến 30 ngày so với ngày dự kiến thực hiện chuyến bay. Tuy nhiên, tại Điều 17 Nghịđịnh 94/2007/NĐ-CP cũng quy định một số trường hợp không phải áp dụng thời hạn nộp đơn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay. Còn tùy từng trường hợp cụ thể, trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 ngày, cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm xem xét, thông báo phép bay cho người nộp đơn.

Nghị định cũng nêu rõ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải lập kế hoạch hoạt động bay dân dụng theo mùa, theo ngày và gửi cho Trung

tâm quản lý ĐHB quốc gia. Trung tâm này sẽ tổng hợp kế hoạch hoạt động bay chung trong cả nước và triển khai đến các đơn vị quản lý vùng trời, QLB; thực hiện quản lý, điều hành kế hoạch hoạt động bay chung trong cả nước. Điều 21 Nghị định 94/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm về gửi phép bay một cách rõ ràng, dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác góp phần tạo dựng một nền không lưu an toàn, điều hòa, hiệu quả, cụ thể:

Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm gửi phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho người đề nghị cấp phép bay và Trung tâm quản lý ĐHB quốc gia;

Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho Cục HKVN, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu;

Cục HKVN có trách nhiệm gửi phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và Cảng vụ HK liên quan [12]. Liên quan đến việc lập và thực hiện kế hoạch hoạt động bay, điều 23 Nghịđịnh 94/2007/NĐ-CP quy định như sau:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu lập kế hoạch hoạt động bay dân dụng theo mùa, theo ngày và gửi cho Trung tâm quản lý ĐHB quốc gia;

Trung tâm quản lý ĐHB quốc gia tổng hợp kế hoạch hoạt động bay chung trong cả nước và triển khai đến các đơn vị quản lý vùng trời, QLB thuộc Bộ Quốc phòng; thực hiện quản lý, điều hành kế hoạch hoạt động bay chung trong cả nước; gửi kế hoạch hoạt động bay quân sự liên quan đến hoạt động bay dân dụng cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu;

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch hoạt động bay dân dụng, kế hoạch hoạt động bay quân sự liên quan và gửi cho Cảng vụ HK, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan;

Cảng vụ HK có trách nhiệm triển khai kế hoạch hoạt động bay đến các cơ quan, doanh nghiệp cảng HK, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng HK, sân bay liên quan [12].

c) Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự:

Nghị định 94/2007/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về sự phối hợp giữa quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành của công tác đảm bảo an toàn bay. Trong một vùng trời xác định luôn có hoạt động bay của HKDD và quân sự. Các hoạt động bay quân sự với tần suất cũng tương đối lớn, tốc độ cao (một số máy bay phản lực vượt quá tốc độ âm thanh) với mục đích huấn luyện chiến đấu cũng như vận tải quốc phòng. Do đó, nếu không có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự dễ dẫn đến các tai nạn máy bay khủng khiếp. Để đảm bảo được yếu tố an toàn giữa HKDD và quân sự, Nghị định 94/2007/NĐ-CP đã quy định: “Việc tổ chức vùng trời, xây dựng phương thức bay phục vụ cho quản lý và hoạt động quân sự ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng phải có ý kiến thống nhất của Cục HKVN trên cơ sở quy định tại Chương II Nghị định này, bảo đảm hiệu quả việc sử dụng vùng trời, an toàn và sử dụng tối ưu dịch vụ, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay” (Điều 24)[12].

Quy định về phân cách bay giữa tàu bay quân sự và tàu bay dân dụng:

“Phân cách bay giữa tàu bay quân sự và tàu bay dân dụng thực hiện theo Quy chế không lưu HKDD hoặc Quy tắc bay của Bộ Quốc phòng, chọn tiêu chuẩn nào an toàn hơn ” (Điều 26)[12].

Thứ hai, Nghị định 03/2009/NĐ-CP ngày 09/01/2009 của Chính phủ

về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ và Thông tư hướng dẫn số

28/2010/TT-BGTVT ngày 13/9/2010 của Bộ GTVT Quy định chi tiết về

Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo ... ( Khoản 1, Điều 2 Nghị định 03/2009/NĐ- CP) [15].

Đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam theo quy định gồm: (i) Lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội; (ii) Những đối tượng đặc biệt khác khi có thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ (Điều 5 Nghịđịnh 03/2009/NĐ-CP) [15].

Chính vì tầm quan trọng của chuyến bay chuyên cơ và đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ nêu trên nên pháp luật Việt Nam đã có hẳn một nghị định và một thông tư quy định chi tiết về nội dụng này. Trong các văn bản quy phạm pháp luật này có rất nhiều nội dung liên quan đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài ngành HK tham gia bảo đảm chuyến bay chuyên cơ. Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn bay của VATM trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ được đề cập đến ở một số nội dung sau:

a) Nội dung giao nhận thông báo chuyến bay chuyến cơ (quy định tại

Điều 8 Nghịđịnh 03/2009/NĐ-CP):

Chuyến bay chuyên cơ nội địa do hãng HKVN thực hiện: Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cục HKVN, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân, hãng HK của Việt Nam được giao thực hiện chuyến bay;

Chuyến bay chuyên cơ quốc tế do hãng HKVN thực hiện: Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước - Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục HKVN, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân, hãng HK của Việt Nam được giao thực hiện chuyến bay.

Chuyến bay chuyên cơ nội địa do Bộ Quốc phòng thực hiện: Bộ Tổng tham mưu, Cục Tác chiến, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Quân chủng Phòng không - Không quân và các đơn vị quân đội có liên quan;

Chuyến bay chuyên cơ quốc tế do Bộ Quốc phòng thực hiện: Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân nhà nước - Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân, Cục HKVN - Bộ Giao thông vận tải, VATM.

Thời hạn giao nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như sau: Đối với các chuyến bay sử dụng tàu bay riêng biệt: tối thiểu 05 ngày trước ngày dựđịnh thực hiện đối với bay nội địa; tối thiểu 10 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế; Đối với các chuyến bay kết hợp vận chuyển thương mại: tối thiểu 24 giờ trước giờ dự định cất cánh đối với bay nội địa; tối thiểu 05 ngày trước ngày thực hiện đối với bay quốc tế; Đối với chuyên cơ quân sự: Bộ Quốc phòng sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu…[15].

b) Việc hạn chế khai thác tại cảng HK khi có hoạt động chuyên cơ (quy

định tại Điều 12 Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT):

Đối với chuyến bay đến: 05 phút trước khi tàu hạ cánh, dành riêng đường cất hạ cánh đã được xác định để phục vụ chuyên cơ; sau khi tàu bay đã hạ cánh và lăn qua khỏi điểm chuyển giao giữa Đài chỉ huy với Đài kiểm soát mặt đất thì dành riêng đường lăn, khu vực sân đỗ đã được xác định để phục vụ chuyên cơ; đường lăn chỉ được phép hoạt động trở lại sau khi tàu bay chuyên cơđã lăn vào khu vực sân đỗ tàu bay.

Đối với chuyến bay đi: vị trí đỗ của tàu bay chuyên cơ được bảo vệ và cách ly từ thời điểm tàu bay chuyên cơ vào vị trí để thực hiện các công việc chuẩn bị cho chuyến bay; 05 phút trước khi tàu bay lăn khỏi vị trí đỗ, khu vực sân đỗđã được xác định, đường lăn (taxi way) và đường cất hạ cánh chỉ dành

riêng để phục vụ chuyên cơ; sau khi tàu bay chuyên cơ lăn đến điểm chờ để cất cánh, khu vực sân đỗ đã được xác định được phép trở lại hoạt động bình thường; sau khi tàu bay chuyên cơ cất cánh, đường lăn, đường cất hạ cánh được phép trở lại hoạt động bình thường; đối với sân bay có nhiều đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh không có kế hoạch dự kiến cho tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh được hoạt động bình thường theo quy định về khai thác các đường cất hạ cánh song song...[10].

c) Công tác điều hành chuyến bay chuyên cơ:

Tại Chương IV - Bảo đảm hoạt động bay của Thông tư số 28/2010/TT- BGTVT đã quy định rất rõ về: Thông báo tin tức HK; Tiêu chuẩn KSVKL; Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với tàu bay khác; Nguyên tắc ưu tiên trong công tác ĐHB chuyên cơ trường hợp có nhiều tàu bay cùng hoạt động, cụ thể như sau:

- Về thông báo tin tức HK (Điều 13) quy định:

Khi giờ cất, hạ cánh dự kiến thực tế của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự định trong kế hoạch bay không lưu quá 5 phút thì xử lý như sau: (i) Đối với chuyến bay đến: công ty QLB khu vực có trách nhiệm thông báo cho cảng vụ HK, người khai thác cảng HK, hãng HK liên quan; (ii) Đối với chuyến bay đi: hãng HK có trách nhiệm thông báo cho người khai thác cảng HK; người khai thác cảng HK có trách nhiệm thông báo cho cảng vụ HK, công ty QLB khu vực và trung tâm thông báo tin tức HK…[10].

- Về Tiêu chuẩn KSVKL (Điều 14) quy định:

Đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định đối với KSVKL; Có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm xử lý tốt các tình huống bất trắc khi ĐHB; Có

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 86)