Các điều ước quốc tế trong ngành hàng không dân dụng có nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn bay

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 45)

nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn bay

Kể từ khi tuyên bố gia nhập Công ước Chicago về HKDD quốc tế, Việt Nam đã tham gia hàng loạt các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực HKDD. Tác giả xin chỉ giới thiệu khái quát một số điều ước cơ bản được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam tham gia. Ở một góc độ nhất định, những điều ước này trực tiếp hoặc gián tiếp đã có những hỗ trợ đắc lực, góp phần đảm bảo an toàn bay như: Công ước nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, ký tại La Hay ngày 16/12/1970; Công ước nhằm ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDD, ký tại Montreal ngày 23/9/1971; Nghịđịnh thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của HKDD, ký tại Montreal ngày 24/02/1988.

Thứ nhất: Công ước nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, ký tại La Hay ngày 16 tháng 12 năm 1970 ( Convention for the Suppression of Unlawful Seizure of Aircraft, signed at Hague on 16th December 1970).

Công ước La Hay 1970 có 14 điều quy định về quyền tài phán tổng hợp đối với các hành vi chiếm đoạt máy bay bất hợp pháp, quy tắc dẫn độ hoặc trừng phạt. Việt Nam tham gia công ước này vào ngày 17 tháng 9 năm 1979.

Điều 4 Công ước La Hay 1970 quy định mỗi quốc gia ký kết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với các hành vi gây nguy hiểm cho tầu bay trong các trường hợp:

“(i) khi hành vi được thực hiện trên tầu bay được đăng ký tại quốc gia đó; (ii) khi tầu bay mà hành vi thực hiện hạ cánh ở quốc gia đó mà kẻ thực hiện hành vi vẫn ở trên máy bay;

(iii) khi hành vi vi phạm thực hiện trên tầu bay thuê không tổ lái mà người thuê có trụ sở kinh doanh chính hoặc trụ sở ở quốc gia đó nếu không có trụ sở kinh doanh chính” [40].

Mỗi quốc gia thành viên cũng phải áp dụng biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với hành vi vi phạm trong trường hợp người bị tình nghi vi phạm đang có mặt trên lãnh thổ của quốc gia đó và quốc gia này không dẫn độ tội phạm theo ký ước của các quốc gia.

Công ước này không áp dụng đối với tàu bay được sử dụng phục vụ quân đội, hải quan hoặc cảnh sát. Công ước này chỉ áp dụng nếu nơi cất cánh hoặc hạ cánh thực tế của tàu bay là nơi tội phạm được thực hiện nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia nơi tàu bay đó được đăng ký, bất kể tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế hay chuyến bay nội địa.

Thứ hai: Công ước nhằm ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDD, ký tại Montreal ngày 23 tháng 9 năm1971 (Convention for the Suppression of Unlawful Acts Against the Safety of Civil Aviation, Signed at Montreal on 23th September 1971).

Công ước Montreal 1971 có 16 điều quy định chủ yếu về việc mở rộng khái niệm “hành vi can thiệp bất hợp pháp”. Việt Nam tham gia công ước này vào ngày 17 tháng 9 năm 1979. Việc mở rộng ở đây tập chung vào các quy định về các hành vi bất hợp pháp đối với an toàn của cả hoạt động HKDD chứ không chỉđối với tầu bay.

Như vậy không chỉ các hành vi vi phạm khi máy bay đang bay mà cả những hành vi phá hoại khác làm cho máy bay mất khả năng bay cũng là đối tượng áp dụng của công ước. Các trường hợp đó theo Điều 5 Công ước Montreal 1971 là:

“ (i) khi hành vi vi phạm được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia; (ii) khi hành vi được thực hiện trên tàu bay được đăng ký tại quốc gia, (iii) khi hành vi thực hiện tàu bay mà hạ cánh ở quốc gia mà kẻ thực hiện hành vi vẫn ở trên máy bay;

(iv) khi hành vi vi phạm thực hiện trên tàu bay hoặc đối với tàu bay thuê khô mà người thuê có trụ sở kinh doanh chính hoặc trụ sở thường trực ở

quốc gia đó nếu không có trụ sở kinh doanh chính” [39].

Các quốc gia thành viên công ước đã thỏa thuận như sau:

Một người thực hiện một hành vi phạm tội nếu người đó cố ý và bất hợp pháp: có hành vi bạo lực đối với một người đang ở trên tầu bay trong khi bay mà hành động đó sẽ gây nguy hiểm đến an toàn của tầu bay đó; hoặc phá huỷ tầu bay đang sử dụng hoặc làm hỏng tầu bay dẫn đến mất khả năng bay hoặc sẽ gây mất an toàn của tầu bay trong khi bay; hoặc đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tầu bay đang sử dụng, dù bằng bất cứ phương thức nào, một thiết bị hoặc chất sẽ phá huỷ tầu bay hoặc gây thiệt hại cho tầu bay dẫn đến làm mất khả năng bay, hoặc làm hỏng tầu bay dẫn đến mất an toàn của tầu bay đang bay; hoặc phá huỷ hoặc làm hỏng phương tiện dẫn đường HK hoặc cản trở hoạt động của các thiết bị đó, nếu bất kỳ hành động nào như vậy sẽ gây mất an toàn cho tầu bay đang bay; chuyển thông tin mà mình biết là sai để làm mất an toàn cho tầu bay đang bay. Công ước không áp dụng đối với tầu bay phục vụ quân đội, hải quan hoặc cảnh sát không phụ thuộc việc tầu bay thực hiện chuyến bay quốc tế hay nội địa.

Mỗi quốc gia ký kết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với các hành vi phạm tội trong những trường hợp sau: khi một hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia đó;

khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay hoặc đối với tầu bay đăng ký ở quốc gia đó; khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay hạ cánh trong lãnh thổ của quốc gia đó cùng với kẻ tình nghi vẫn ở trên tầu bay; khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay hoặc đối với tầu bay đã thuê khô mà người thuê có trụ sở chính hoặc nơi thường trú, nếu không có trụ sở chính, ở quốc gia đó.

Mỗi quốc gia ký kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với những hành vi phạm tội đã nêu trên trong chừng mực các điều khoản đó có liên quan đến các hành vi phạm tội, trong trường hợp kẻ tình nghi phạm tội đang hiện diện trên lãnh thổ của mình và quốc gia này không dẫn độ tội phạm theo ký ước của các quốc gia.

Công ước này không loại trừ việc thực hiện bất kỳ quyền tài phán hình sự nào theo quy định của luật quốc gia [39].

Thứ ba: Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn các cảng HK quốc tế, ký tại Montreal ngày 24 tháng 02 năm1988.

Tại Hội nghị quốc tế về Luật HK tổ chức tại Montreal từ ngày 9 đến ngày 24/02/1988, các quốc gia tham gia hội nghị đã ký kết Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn các Cảng HK quốc tế. Nghịđịnh thư này bổ sung cho Công ước ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của HKDD, làm tại Montreal ngày 23/9/1971. Việt Nam gia nhập Nghịđịnh thư bổ sung này vào ngày 28/7/1999.

Trong Nghịđịnh thư, các quốc gia thành viên đã thống nhất như sau: Một người thực hiện một hành vi phạm tội nếu người đó cố ý và bất hợp pháp sử dụng bất kỳ một thiết bị, chất hoặc vũ khí nào để thực hiện một

hành vi bạo lực đối với người ở sân bay phục vụ HKDD quốc tế, xâm hại hoặc có thể xâm hại nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc dẫn đến chết; hoặc phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng các trang thiết bị và các công trình của sân bay phục vụ HKDD quốc tế hoặc tầu bay chưa khai thác đỗ tại đó hoặc làm gián đoạn các dịch vụ tại sân bay, nếu hành động như vậy đe doạ hoặc có thể đe doạ an toàn ở sân bay đó.

Mỗi quốc gia ký kết cũng áp dụng các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với các hành vi phạm tội được nêu trên trong trường hợp kẻ tình nghi phạm tội hiện diện trên lãnh thổ của mình và quốc gia này không dẫn độ tội phạm theo ký ước của các quốc gia [48].

Một phần của tài liệu Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hành không dân dụng theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 45)