Các nhân tố bên ngoài:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dịch vụ đô thị và quản lý nhà quận 10 (Trang 66)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.4.2.Các nhân tố bên ngoài:

2.1.4.2.1. Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên như mưa, bão cũng ảnh hưởng đến việc hoàn thành tiến độ thi công của các công trình. Vào mùa mưa các công trình thường bị

2.1.4.2.2. Đặc điểm về thể chế chính trị:

Nền kinh tế chính trị nước ta tương đối ổn định, đảm bảo cho các doanh

nghiệp an toàn sản xuất kinh doanh, thi hành nhất quán chính sách và thể chế theo hướng đổi mới ổn định môi trường vĩ mô, khống chế lạm phát, điều tiết

thị trường.

2.1.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. THỜI GIAN TỚI.

Công ty sẽ đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động vệ sinh

công cộng (xe ép rác, xe tưới rửa đường, xe hút hầm cầu, xe vận chuyển bùn

đất, tổ chức lắp đặt nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận…)

Chủ đầu tư của các dự án: Công viên VK92, chung cư Lê Thị Riêng (1 trệt, 5 lầu, 235 căn hộ…)

Tập trung đầu tư xây dựng mới các dự án công trình dân dụng: nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Thực hiện dự án: “ Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn” trên địa

bàn.

Đầu tư mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng. Mở

rộng đấu thầu, xây dựng nhiều công trình hơn.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ QUẬN 10.

2.2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ QUẬN 10.

2.2.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng.

Ngành xây dựng là ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về

công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Sự chi phối này được thể hiện như sau:

2.2.1.1.1. Mỗi đối tượng xây lắp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán

của từng đối tượng xây lắp riêng biệt. Vì vậy, khi công tác xây lắp, các tổ

chức phải luôn luôn thay đổi phương thức tổ chức thi công , biện pháp thi công sao cho phù hợp với đặc điểm của từng loại xây lắp, đảm bảo cho việc

thi công mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và sản xuất được liên tục. Do có tính đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí thi công bỏ ra để thi công xây lắp các công

trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công

nghiệp. Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, tính giá

thành và kết quả thi công cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng

công trình, hạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu và trên cùng một địa điểm nhất định).

2.2.1.1.2. Đối tượng sản xuất xây dựng cơ bản thường có khối lượng lớn, giá

trị lớn và thời gian thi công tương đối dài.

Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng, hàng quý như trong doanh nghiệp công nghiệp, mà được xác định tùy thuộc vào

đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương pháp lập

dự toán và phương thức thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhận thầu.

Cụ thể trong ngành xây dựng, do chu kỳ sản xuất kinh doanh dài nên

đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh, cũng có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước ( có dự toán riêng). Do vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí, đánh giá đúng đắn tình hình quản lý và thi công trong thời kỳ nhất định.

2.2.1.1.3. Đối với các ngành công nghiệp khác sản xuất trong nhà máy, trong các xí nghiệp, trong các phân xưởng hoặc trên dây chuyền sản xuất. Nhưng

ngành xây lắp, việc thi công xây lắp diễn ra ngoài trời, quá trình sản xuất này phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như: nắng, gió, mưa… Vì thế công việc

xây lắp chỉ diễn ra trong những điều kiện thời tiết, khí hậu bình thường, nếu

gặp thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt kéo dài sẽ làm gián đoạn quá trình thi công. Tuy nhiên, trong thời gian ngừng sản xuất này vẫn phát sinh các khoản chi phí như: vật tư, nhân công…Vì thế kế toán phải theo dõi tất cả các khoản chi phí này để có phương pháp hạch toán và phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý. Hơn nữa, việc thi công trong thời gian

dài và diễn ra ngoài trời nên có thể gặp nhiều rủi ro tạo nên những khoản thiệt

hại bất ngờ như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất. Những

khoản thiệt hại này cần được tổ chức theo dõi chặt chẽ và phải có phương

pháp hạch toán phù hợp với những nguyên nhân gây ra.

2.2.1.1.4. Do đặc điểm của ngành sản xuất xây lắp là công trình, hạng mục

công trình cố định tại nơi sản xuất, còn các yếu tố phục vụ cho sản xuất như:

vật tư, nhân công…Phải di chuyển đến nơi sản xuất, nhưng quá trình điều động di chuyển này đòi hỏi phải tiêu tốn một lượng chi phí như: Chi phí đi lại

cho cán bộ công nhân viên, chi phí di chuyển máy móc thiết bị đến nơi sản

xuất. Do vậy, các chi phí này cũng phải được theo dõi tập hợp để tính toán

phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình.

2.2.1.2. Đặc điểm về lao động trong công ty.

Lao động là vấn đề cơ bản nhất, quyết định nhất của lực lượng sản

xuất, là một trong các yếu tố để hình thành nên giá thành sản xuất. Vấn đề lao động trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất xây lắp, vì điều

kiện lao động rất nặng nhọc, quá trình lao động phức tạp và linh hoạt. Cho

nên quá trình quản lý lao động cần đặt ra hàng đầu.

Đặc điểm của ngành xây dựng là lao động nặng nhọc thường xảy ra tai

nạn, do vậy công tác bảo hiểm lao động và an toàn lao động là vô cùng quan trọng.

2.2.1.3. Máy móc thiết bị.

Với yêu cầu của ngành xây lắp là đòi hỏi phải sử dụng các loại máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công như: Máy ủi, máy nâng,…Các loại máy

móc sử dụng thường có giá trị lớn, các loại máy móc này tham gia hoạt động

sản xuất ở nhiều công trình, hạng mục công trình. Vì thế, chúng phải được

theo dõi từng khoản mục chi phí vật tư, nhân công, khấu hao…Chúng được

tính trực tiếp cho từng công trình hoặc phân bổ gián tiếp cho các công trình.

2.2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 2.2.2.1. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán. 2.2.2.1. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán

Kế toán tổng hợp, tiền lương

Kế toán thanh toán, giá thành

Kế toán TSCĐ Thủ quỹ

Kế toán các đội công trình Kế toán trưởng

Bộ máy kế toán giúp Giám Đốc nắm bắt được kết quả sản xuất kinh

doanh, sử dụng vốn và quản lý, kiểm tra tình hình thu chi tài chính, quyết toán

với cấp trên và các ngành quản lý. Nên bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần

có bộ máy kế toán. Như vậy kế toán đóng vai trò rất quan trọng và không thể

thiếu được trong mỗi doanh nghiệp.

Chế độ kế toán áp dụng

- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng VN(VNĐ)

Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ, chưa áp dụng phần mềm kế toán

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường

xuyên

2.2.2.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Giải thích sơ đồ:

Hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại trụ sở công ty sẽ được

nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành theo dõi và căn cứ vào các chứng

từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ kinh tế

phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi được kiểm tra được

ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các công trường sẽ được kế

toán viên tại công trường theo dõi và vào bảng kê, sau đó gửi về phòng kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Các chứng từ kế toán của công trình được đưa về

Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Sổ quĩ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

: Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng ngày

phòng kế toán một hay nhiều lần trong tháng tùy vào khối lượng nghiệp vụ

kinh tế phát sinh nhiều hay ít.

Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hạch toán chi tiết

sẽ được ghi vào sổ kế toán chi tiết. Tất cả các chứng từ ghi sổ sẽ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian trước khi ghi vào Sổ Cái

theo thứ tự tài khoản.

Cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập

chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong được chuyển tới kế toán trưởng ( hoặc người được kế toán trưởng ủy quyền ) ký duyệt rồi

chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm

theo để bộ phận này ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào Sổ Cái.

Cuối tháng khóa sổ tìm ra số tiền của tổng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số

phát sinh Có của từng tài khoản trên Sổ Cái, tiếp đó căn cứ vào Sổ Cái lập

bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp.

Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản

trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của tài khoản (dư Nợ, dư Có) trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu

khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác.

Đối với những tài khoản có mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ

gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ được chuyển lên các bộ phận kế

toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiêt theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi

tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết

số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu

cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.

2.2.2.3. Những quy định trong trình bày quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách theo hệ thống thông tin kế toán. sổ sách theo hệ thống thông tin kế toán.

2.2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH.

2.2.3.1. Những vấn đề chung về hạch toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Dịch vụ đô thị và quản lý nhà Quận 10: Công ty Dịch vụ đô thị và quản lý nhà Quận 10:

2.2.3.1.1. Phân loại chi phí sản xuất:

Công ty phân loại chi phí sản xuất theo khỏan mục chi phí gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương và các khoản phụ cấp của

công nhân trực tiếp xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: Nhiên liệu, tiền lương, khấu hao máy

thi công, phụ tùng thay thế…

: Bắt đầu hoặc kết thúc một quy trình.

: Xử lý công việc bằng phương pháp thủ công. :Chứng từ luân chuyển.

: Sổ sách sử dụng.

- Chi phí sản xuất chung: Vật liệu phụ, khấu hao TSCĐ, lương nhân

viên quản lý công trình, công cụ dụng cụ và các chi phí khác.

2.2.3.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: thành sản phẩm xây lắp:

- Đối tượng tính giá thành là: Công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

- Kỳ tính giá thành là: Khi công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao. - Phương pháp tính giá thành: Phương pháp trực tiếp (Giản đơn)

- Cơ cấu giá thành sản xuất , giá thành toàn bộ như sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu giá thành sản xuất và giá thành toàn b

Do đặc điểm của công ty nên Giá thành toàn bộ của công trình chính là Giá thành sản xuất.

- Hình thức giao khoán mà công ty đang áp dụng là khoán gọn và khoán công việc cho các đội thi công(đơn vị trực thuộc công ty ). Nhưng thông thường để có chất lượng và hiệu quả cao trong viềc quản lý thì toàn bộ

vật tư thiết bị thi công đều do công ty quản lý và cung cấp cho các đội. Khi

Giá thành sản xuất

Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sử dụng

máy thi công Chi phí sản xuất

tiến hành thi công đơn vị nhận khoán phải lập tiến độ cung cấp vật tư và có kế

hoạch mua cho việc thi công.

- Trong tất cả các hình thức giao khoán, các đội phải tập hợp đầy đủ các

chứng từ liên quan và tất cả các chứng từ này đều do phòng kế toán quản lý.

- Tại công ty Dịch vụ đô thị và quản lý nhà Quận 10 hàng năm thực

hiện rất nhiều công trình. Trong khóa luận này em lấy điển hình công trình Trường Măng Non 2 để làm ví dụ minh họa.

2.2.3.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.2.3.2.1. Nội dung 2.2.3.2.1. Nội dung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm từ 60 – 70% trong tổng

chi phí của công trình. Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục

chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình, hạng mục công trình nên việc kế toán đúng, hợp lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ đảm bảo được tính chính xác của giá thành và xác định được lượng tiêu hao vật chất

trong quá trình thi công.

Nguyên vật liệu dùng vào thi công các công trình gồm có:

-Vật liệu chính: Gồm các loại vật liệu xây dựng chủ yếu như gạch, vôi, xi măng, sắt, thép, cát, đá…

- Vật liệu phụ gồm: Sơn, đinh, các chất phụ gia khác.

- Hiện nay công ty đang áp dụng phương thức hạch toán nguyên vật

liệu trực tiếp theo phương pháp Kê khai thường xuyên và giá trị nguyên vật

liệu xuất dùng được xác định theo phương pháp đích danh.

Nguyên vật liệu của ngành xây dựng có đặc điểm dễ mua, giá cả ổn định, khối lượng rất lớn. Do đó công ty thường xuyên mua nguyên vật liệu

nhập thẳng về các công trình đang thi công để giảm chi phí vận chuyển bốc

-Đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì giá trị nguyên vật liệu ghi sổ

bằng giá mua cộng thêm các chi phí liên quan phục vụ mua nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dịch vụ đô thị và quản lý nhà quận 10 (Trang 66)