L ỜI MỞ ĐẦU
1.2.5.3. Xác định theo đơn giá dự toán:
Đối với những công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc, bộ phận, kết cấu trên cơ sở đơn giá dự toán thì sản phẩm dở dang là những khối lượng chưa hoàn thành và được đánh giá theo chi phí thực tế.
Chi phí thực CP th ực tế của KL CPSX thực tế phát
tế của khối dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ
lượng dở Z dự toán KL dở Z dự toán KL xây lắp
dang cuối kỳ dang cuối kỳ hoàn thành bàn giao
1.2.6. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: 1.2.6.1. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm hoàn thành theo giá thành quy ước.
Sản phẩm hoàn chỉnh( theo đơn đặt hàng ): Là các công trình, hạng
mục công trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng.
Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước: Là các đối tượng xây
lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết
thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định.
Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành:
Phương pháp lập dự toán( theo công trình, hạng mục công trình )
Phương pháp thanh toán giữa 2 bên A và B( thanh toán một lần hay
thanh toán nhiều lần ).
= + + Dự toán khối × lượng dở dang cuối kỳ
1.2.6.2. Kỳ tính giá thành:
Là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho
các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho
công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời các
số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành.
1.2.7. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: 1.2.7.1. Phương pháp trực tiếp: ( giản đơn ) 1.2.7.1. Phương pháp trực tiếp: ( giản đơn )
Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành cũng là đối tượng
hạch toán chi phí: Là khối lượng xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục
công trình hoàn thành.
Khi sản phẩm hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là giá thành đơn vị của sản phẩm.
Giá thành sản phẩm Giá trị sản phẩm Chi phí phát Giá trị sản phẩm
hoàn thành dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối k ỳ
1.2.7.2. Phương pháp hệ số:
Áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là nhóm sản
phẩm, nhóm các hạng mục công trình, nhưng đối tượng tính giá thành là từng
công trình, từng hạng mục công trình hoàn thành.
Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm để xác định giá thành đơn vị.
Tổng số chi phí của cả nhóm sản phẩm Giá thành của từng hạng mục công trình = Tổng hệ số của các hạng mục công trình × Hệ số của từng hạng mục công trình = + -
1.2.7.3. Phương pháp tỷ lệ:
Áp dụng trong trường hợp chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm.
Giá thành của từng loại sản phẩm được xác định bằng phương pháp tỷ
lệ như tỷ lệ giá thành kế hoạch và giá thành dự toán.
Tổng chi phí thực tế của cả nhóm hạng mục công trình Giá thành của từng hạng mục công trình
= Tổng chi phí kế hoạch( dự toán của cả nhóm hạng mục công trình) × Chi phí kế hoach (dự toán) của từng hạng mục công trình 1.2.7.4. Phương pháp tổng cộng chi phí:
Áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là bộ phận sản
phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
Để tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành phải tổng cộng chi phí
của các bộ phận sản phẩm lại.
Z = Dđk + C1 + C2 + …+Cn - Dck
Trong đó:
Dđk : Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C1,C2,…,Cn là chi phí sản xuất của bộ phận 1,bộ phận 2, …, bộ phận n
Dck : Là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1.2.7.5. Phương pháp liên hợp:
Để tính giá thành sản phẩm phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp
tính giá thành khác nhau:
Có thể kết hợp phương pháp tính trực tiếp với phương pháp hệ số và tỷ lệ trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm nhưng đơn vị tính giá thành là sản phẩm.
Có thể kết hợp phương pháp tính trực tiếp và phương pháp tổng cộng chi phí khi đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là bộ phận sản phẩm nhưng đơn vị tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.
1.3. KẾ TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN GỌN TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN. DỰNG CƠ BẢN.
Khoán gọn là một hình thức mới xuất hiện trong xây lắp ở nước ta. Các đơn vị nhận khoán( công trường, xí nghiệp, tổ, đội…) có thể nhận khoán gọn
khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình.
Giá nhận khoán bao gồm cả tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ thi công, chi phí sản xuất chung….
Khi nhận khoán, 2 bên ( bên giao khoán và bên nhận khoán ) phải lập
hợp đồng giao khoán, trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi công trình hoàn thành thì bên nhận khoán và bên giao khoán tiến hành lập biên bản
nghiệm thu, bàn giao và thanh lý hợp đồng.
1.3.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng:
Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng xây lắp nội bộ
gồm: vốn bằng tiền, vật tư, công cụ, ghi:
Nợ TK 141 - Tạm ứng
Có TK 111, 112, 152, 153….
Khi nhận bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã
hoàn thành, bàn giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi, ghi:
Nợ TK 621, 622, 623, 627
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên ( Trong đơn v ị nhận khoán )
Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ( nếu có )
Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán.
Nợ TK 141 - Tạm ứng
Có TK 111, 112, 331
Tại đơn vị giao khoán, tài khoản 141 được mở chi tiết cho từng đơn vị
nhận khoán. Đồng thời phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán
gọn theo từng công trình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh theo cả giá
nhận thầu và giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí( chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung ).
Tại đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận
khoán cả về giá trị nhận khoán và giá trị thực tế phát sinh theo từng khoản
mục chi phí. Trong đó chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán.
1.3.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng:
Quan hệ giữa đơn vị nhận khoán và đơn vị giao khoán được theo dõi qua các tài khoản 136, 336.
1.3.2.1. Ở đơn vị cấp trên:
Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận sản phẩm xây lắp giao
khoán hoàn thành thì sử dụng tài khoản 1362 “ Phải thu về giá trị khối lượng
xây lắp giao khoán nội bộ ”- phản ánh toàn bộ giá trị tạm ứng về vật tư, vốn
bằng tiền, khấu hao tài sản cố định,…cho các đơn vị cấp dưới để thực hiện
khối lượng xây lắp.
Khi doanh nghiệp tạm ứng cho các đơn vị cấp dưới để thực hiện khối lượng xây lắp nhận giao, căn cứ hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ
liên quan ghi:
Nợ TK 1362 - Phải thu nội bộ
Định kỳ hoặc khi thanh lý hợp đồng giao khoán nội bộ, đơn vị cấp
trên nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của các đơn vị nhận khoán. Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ ( bảng kê khối lượng xây
lắp hoàn thành, phiếu giá công trình và các chứng từ có liên quan), ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 1362 - Phải thu nội bộ
Doanh nghiệp thanh toán cho đơn vị nội bộ, căn cứ biên bản thanh lý
hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 1362 - Phải thu nội bộ
Có TK 111, 112, 331
1.3.2.2. Ở đơn vị cấp dưới: (đội, công trường xây dựng )
Sử dụng tài khoản 3362 “ Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao
khoán nội bộ ” để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với đơn vị cấp trên giao khoán.
Khi tạm ứng về vốn bằng tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ, các chi phí chi hộ của cấp trên, đơn vị nhận khoán ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153…
Có TK 3362 - Phải trả nội bộ
Khi bàn giao hoặc quyết toán về khối lượng xây lắp nhận khoán với đơn vị giao khoán, ghi:
Nợ TK 3362
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 3331
1.4. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT
Trong hoạt động sản xuất ngành xây lắp có 2 loại thiệt hại chủ yếu:
Thiệt hại do phá đi làm lại
1.4.1. Thiệt hại do phá đi làm lại:
Các khoản thiệt hại do phá đi làm lại phát sinh khi các công trình hoặc
một phần công trình được xây dựng không đúng thiết kế kỹ thuật hoặc chất lượng đã thỏa thuận.
Trong quá trình xây lắp có thể phát sinh khoản thiệt hại phá đi làm lại
do bên A, bên B hay do nguyên nhân khác gây ra:
1.4.1.1. Do bên A gây ra: chủ đầu tư thay đổi thiết kế, kết cấu công trình… trình…
Nếu khối lượng phá đi làm lại lớn, có dự toán riêng thì xem như tiêu
thụ khối lượng xây lắp đó.
Nếu khối lượng phá đi làm lại nhỏ: Bên A phải bồi thường thiệt hại.
1.4.1.2. Do doanh nghiệp xây lắp gây ra:
Nếu xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường, thì cần theo
dõi khoản thu hồi.
Nếu không xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường thì cần
theo dõi chờ xử lý hay kết chuyển chung với chi phí xây lắp công trình.
1.4.1.3. Do sự kiện khách quan: Thiên tai, hỏa hoạn…. (Thi công
ngoài trời) thì cần theo dõi chờ xử lý tính giá thành xây lắp, tính vào chi phí khác.
1.4.2. Thiệt hại do ngừng sản xuất:
Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất có thể do nguyên nhân khách
quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn…Cũng có thể do các nguyên nhân chủ quan như thiếu nguyên vật liệu, thiếu kinh phí cho thi công…
Trong thời gian này các phí tổn do ngừng sản xuất sẽ được hạch toán
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ QUẬN 10
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ QUẬN 10 QUẢN LÝ NHÀ QUẬN 10
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 2.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty dịch vụ đô thị và quản 2.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty dịch vụ đô thị và quản lý nhà Quận 10.
Công ty dịch vụ đô thị và quản lý nhà Quận 10 là doanh nghiệp hoạt động công ích trực thuộc Quận được thành lập ngày 31 tháng 12 năm 1997 theo QĐ số 7521/ QĐ – UB – KT của UBND thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định số 245/1998/ QĐ - UB – KT ngày 14 - 01 -1998 của
UBND thành phố về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động doanh
nghiệp nhà nước hoạt động công ích đối với công ty dịch vụ đô thị Quận 10 và đội quản lý nhà Quận 10, doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thuộc ủy ban nhân dân Quận 10.
Ủy ban nhân dân Quận 10 là cơ quan đuợc ủy quyền của ủy ban nhân
dân thành phố trực tiếp quản lý cấp trên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu
sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của ủy ban nhân dân Quận 10, trực
tiếp nhận mọi chỉ thị của ủy ban nhân dân Quận 10 và triển khai thực hiện
một cách nghiêm túc, đúng và đủ nội dung, thường xuyên báo cáo với ủy ban
nhân dân Quận 10 các chỉ tiêu công tác được giao. Với các phòng ban của ủy
ban nhân dân Quận 10, doanh nghiệp có mối quan hệ chịu sự giúp đỡ, hướng
dẫn về chỉ tiêu kế hoạch để hoàn thành kế hoạch được giao.
2.1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp
Bảo đảm hoạt động sản xuất, cung ứng và dịch vụ công cộng trên lĩnh
vực công trình đô thị và giao thông theo chỉ tiêu kế hoạch, đơn vị đặt hàng và chịu sự quản lý của nhà nước.
Phục vụ nhu cầu phát triển chung của toàn bộ kinh tế - xã hội cũng như đời sống cộng đồng dân cư, xây dựng các yếu tố nền tảng bảo đảm sự phát
triển vững chắc và cân bằng ( theo ngành và theo lãnh thổ)
2.1.1.3. Một số nhiệm vụ chung
Công ty dịch vụ đô thị và quản lý nhà Quận 10 căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động đã được xác định trong quyết định thành lập
doanh nghiệp để xác định các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể về hoạt động công ích
và các hoạt động khác thông qua ủy ban nhân dân Quận 10 gởi ủy ban nhân
dân thành phố và cơ quan tài chính cùng cấp.
Ngoài nhiệm vụ thực hiện chỉ tiêu nhà nước giao hoặc đặt hàng, doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh các sản phẩm dịch vụ khác để tận dụng năng lực sản xuất nhưng phải bảo đảm các điều kiến sau đây :
Phải được ủy ban nhân dân thành phố đồng ý bằng văn bản.
Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công ích nhà nước
giao hoặc đặt hàng.
Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện hành. Hạch toán riêng phần kinh doanh
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với phần hoạt động kinh doanh thêm
theo quy định của pháp luật.
2.1.1.4. Hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động công ích :
Quét dọn vệ sinh đường phố và cơ quan dơn vị
Chăm sóc bảo quản tiểu đảo, công viên cây xanh trên địa bàn
Quản lý, duy tu, sửa chữa hệ thống đường bộ được thành phố phân
cấp.
Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước trên địa bàn theo phân cấp của
Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước
Hoạt động kinh doanh
Xây dựng và sửa chữa các công trình dân dụng
Dịch vụ đô thị : Quýet dọn vệ sinh, nạo vét hệ thống thoát nước ( cống
- hầm – ga ). Vận chuyển ( rác xây dựng, vật dụng gia đình, cơ quan…) theo
hợp đồng.
Kinh doanh cho thuê hoa kiểng và thiết kế mỹ thuật, tạo cảnh sân vườn
Kinh doanh đầu tư, cho thuê : Các khu nhà ở, mặt bằng sản xuất kinh
doanh thuộc sở hữu nhà nước đã phân cấp quản lý.
Dịch vụ pháp lý : xây dựng - sửa chữa, hợp thức hóa, sang - nhượng… nhà ở
Tư vấn thiết kế mỹ thuật : xây dựng - sửa chữa hạ tầng, công trình công ích, công trình dân dụng theo hợp đồng kinh tế với khách hàng.
2.1.1.5. Thành tích của doanh nghiệp
Huân chương lao động hạng II (2004)
Bằng khen của thủ tướng chính phủ (2003)
Huân chương lao động hạng III (1998)
Cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của thành phố liên tục từ năm 1998 đến năm 2004.
2.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦACÔNG TY CÔNG TY
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
Ban giám đốc: Bao gồm: Giám đốc điều hành và phó giám đốc.
Giám đốc điều hành : Là người đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước, phụ trách chung và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty và có số liệu báo cáo lên cấp trên. Có kế hoạch định hướng
phát triển kinh doanh cho công ty trong những năm tới. Là người trực tiếp ký