Mối quan hệ với nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Mối quan hệ với nguyên tắc quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhà nước đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân, của các giai cấp trong xã hội. Vì vậy, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được nhà nước bảo hộ, nhà nước thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm các quyền, lợi ích của các chủ thể được thực hiện trên thực tế. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và

của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”. Trên cơ sở đó, pháp luật nước ta quy

định khi quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ. Việc Tòa án giải quyết (xét xử buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, buộc người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại…) là một trong những biện pháp nhà nước thực hiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể. Vì vậy, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận là một nguyên tắc của TTDS và nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 BLTTDS năm 2004, với nội dung: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Một trong những mục đích quan trọng nhất của TTDS là phải đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp cận Toà án một cách không hạn chế và công bằng. Nguyên tắc bảo đảm quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người

khác quy định tại Điều 4 BLTTDS đã phần nào phản ánh mục đích ấy. Với quy định này, thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác thông qua con đường Toà án. Trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác bị xâm phạm hoặc trong trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình phụ trách, các cá nhân, cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ. Tòa án có trách nhiệm xem xét việc thụ lý và tiến hành các hoạt động tố tụng do BLTTDS quy định để giải quyết yêu cầu của đương sự (bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ) với yêu cầu của việc giải quyết là phải nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, quá trình Tòa án tiến hành các hoạt động TTDS để giải quyết yêu cầu của đương sự (yêu cầu bảo vệ), Tòa án sẽ ra phán quyết chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của chủ thể và do nhiều nguyên nhân khác nhau hoạt động giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự có thể nhanh chóng hoặc chậm thực hiện, có thể đúng pháp luật hoặc không đúng pháp luật. Trường hợp Tòa án chậm giải quyết yêu cầu của chủ thể và việc giải quyết thiếu công minh, không đúng pháp luật sẽ dẫn đến hệ quả là quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự hoặc một bên đương sự bị xâm phạm không được Tòa án đáp ứng bảo vệ. Trong trường hợp đó, hoạt động KSVTTPL trong TTDS của VKSND (bằng việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị…) với nhiệm vụ bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhanh chóng, đúng pháp luật là cơ chế bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Như vậy, mối quan hệ giữa nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS và nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thể hiện ở chỗ: (1) bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể (quyền tiếp cận Tòa án của các chủ thể) là một trong những mục tiêu của việc thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS. (2) Nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là cơ chế bảo đảm để nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp được thực

hiện trên thực tế, bảo đảm cho các chủ thể thực hiện quyền tiếp cận Tòa án, đặc biệt là người yếu thế, người hiểu biết về pháp luật kém.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 35)