Mối quan hệ của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Mối quan hệ của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật

tố tụng dân sự với các nguyên tắc khác trong tố tụng dân sự

Mặc dù nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS được xây dựng và quy định xuất phát từ những cơ sở và có nội dung, yêu cầu khác với các nguyên tắc khác của TTDS, song việc thực hiện nguyên tắc này trong TTDS không làm hạn chế, không tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ và là biện pháp bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản khác của TTDS, đặc biệt là các nguyên tắc: Bảo đảm pháp chế XHCN trong TTDS; Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự; Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự. Vì vậy, cần nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS với 05 nguyên tắc trên đây của Luật TTDS, qua đó càng thấy rõ sự cần thiết phải quy định KSVTTPL là nguyên tắc cơ bản của TTDS.

1.3.1. Mối quan hệ với nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

Theo nghĩa chung nhất, pháp chế được hiểu là sự nhất quán, thường xuyên tuân thủ và thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức và mọi công dân. Bảo đảm pháp chế XHCN là nguyên tắc cơ bản và hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Vì vậy, hơn lúc nào hết bảo đảm pháp chế XHCN càng trở nên quan trọng. Hiện nay, để tăng cường pháp chế XHCN, chúng ta tiến hành đồng bộ các biện pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế; đẩy

mạnh hoạt động xây dựng pháp luật; tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật; tiến hành thường xuyên, kiên trì công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật.

Hoạt động TTDS là hoạt động thực hiện pháp luật giải quyết các vụ việc dân sự (các tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong đời sống xã hội), bảo vệ công lý, lẽ phải và pháp luật; hoạt động này thường xuyên đụng chạm đến quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức. Vì vậy, hoạt động TTDS phải quán triệt nguyên tắc pháp chế XHCN và đó là yêu cầu khách quan. Trong TTDS, nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN được cụ thể hóa tại Điều 3 BLTTDS, với nội dung: “Mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này”.

Nguyên tắc Bảo đảm pháp chế XHCN trong TTDS đòi hỏi mọi hoạt động TTDS của người tiến hành TTDS, người tham gia TTDS, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải được điều chỉnh cụ thể, chặt chẽ bởi quy định của pháp luật và quy định của pháp luật phải được tuân thủ nghiêm chỉnh, thống nhất; mọi hành vi vi phạm pháp luật trong TTDS đều phải được phát hiện, xử lý và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng phải theo đúng quy định của pháp luật.

Để bảo đảm pháp chế trong hoạt động TTDS, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát và phải tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tố tụng của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm. Một trong những cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm pháp chế trong hoạt động TTDS là hoạt động KSVTTPL. Suy cho cùng, KSVTTPL trong TTDS có mục đích nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (bảo đảm pháp chế thống nhất) kể cả luật nội dung và luật hình thức trong hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự. Đồng thời, các hoạt động của VKSND trong quá trình TTDS cũng phải bảo đảm pháp chế XHCN.

Như vậy, mối quan hệ giữa nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS và nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong TTDS được thể hiện ở 03 nội dung sau đây:

Một là, việc thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS có mục đích bảo

Hai là, KSVTTPL trong TTDS là một cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong TTDS được thực hiện.

Ba là, chính hoạt động KSVTTPL trong TTDS của VKSND cũng phải tuân

thủ triệt để và thực đầy đủ quy định của pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế XHCN.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)