7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Thực tiễn thực hiện việc tham gia phiên tòa, phiên họp
Tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự là một trong những thẩm quyền, trách nhiệm và là phương thức kiểm sát trực tiếp quan trọng của VKSND. Trước khi có BLTTDS, theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và PLTTGQCVADS, thì VKS có thể tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì vậy, tỷ lệ vụ án KSV tham gia phiên tòa trên tổng số vụ án Tòa án đưa ra xét xử trên thực tế cao, cụ thể: Trong 3 năm (từ năm 2001 đến 2003), trên phạm vi toàn quốc, tổng số vụ án có KSV tham gia phiên tòa sơ thẩm trên tổng số vụ án Tòa án đưa ra xét xử là 73.902/80.714, chiếm tỷ lệ 91%; KSV tham gia phiên tòa phúc thẩm là 26.242 vụ/32.016 vụ, chiếm tỷ lệ 89%;
KSV tham gia phiên tòa giám đốc thẩm là 1839 vụ/1839 vụ, đạt tỷ lệ 100% [71]. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ vụ án có KSV tham gia phiên tòa trên tổng số vụ Tòa án đưa ra xét xử là: Theo thủ tục sơ thẩm 348 vụ/390 vụ, chiếm tỷ lệ 89,2 %; theo thủ tục phúc thẩm 122 vụ/127 vụ, chiếm tỷ lệ 96 %; theo thủ tục giám đốc thẩm 15 vụ/15 vụ, đạt tỷ lệ 100 % [72]. Từ thời điểm thực hiện Luật Tổ chức VKSND năm 2002 đến khi BLTTDS có hiệu lực thi hành, hàng năm, ngành Kiểm sát nhân dân xác định tỷ lệ vụ án dân sự có KSV tham gia phiên tòa là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Vì vậy, VKS các cấp đã tăng cường cử KSV tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự với số lượng năm sau cao hơn năm trước, nhất là tham gia phiên tòa giám đốc thẩm với tỷ lệ 100%, phiên tòa phúc thẩm có đơn vị nhiều năm đạt tỷ lệ 100% (Quảng Trị trong 3 năm 2002, 2003 và 2004).
Thực hiện BLTTDS năm 2004, thẩm quyền tham gia phiên tòa của VKS có nhiều thay đổi căn bản. Từ ngày 01/01/2005, VKS không tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm như trước đây nữa mà chỉ tham gia phiên tòa trong những trường hợp nhất định rất hạn chế. Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm (từ năm 2005 đến năm 2009) của VKSND tối cao, thì trong 5 năm, trên phạm vi toàn quốc, số liệu về vụ việc dân sự VKS tham gia phiên tòa, phiên họp thể hiện như sau:
Ở giai đoạn sơ thẩm:
- TAND các cấp đã đưa ra xét xử 178.765 vụ án, VKS tham gia phiên tòa 1.584, chiếm tỷ lệ 0,88%, nhất là hai năm 2010 và 2011 tỷ lệ này rất thấp (năm 2010 là 76/35.969 = 0,2% và năm 2011 là 44/40.403 = 0,1%).
- TAND đã mở phiên họp giải quyết việc dân sự 41.037 việc, VKS tham gia phiên họp 37.544 việc, chiếm tỷ lệ 93%.
Ở giai đoạn phúc thẩm:
- Số vụ án TA đưa ra xét xử là 64.895 vụ, VKS tham gia phiên tòa 7785 vụ, chiếm tỷ lệ 12%.
-Số việc dân sự Tòa án mở phiên họp giải quyết là 225 việc, VKS đã tham gia 100% các phiên họp phúc thẩm.
Ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm:
TAND cấp tỉnh đã đưa ra xét xử 1975 vụ, VKS tham gia phiên tòa 1955 vụ, chiếm tỷ lệ 99%; TAND tối cao đã xét xử 2795 vụ, VKSND tối cao tham gia 100% các phiên tòa.
Tại tỉnh Quảng Trị, theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm (từ năm 2005 đến năm 2011) của VKSND tỉnh Quảng Trị, thì trong 7 năm, số liệu về vụ việc dân sự VKS tham gia phiên tòa, phiên họp thể hiện như sau:
Ở giai đoạn sơ thẩm:
Số vụ án Toà án đưa ra xét xử là 677 vụ, số vụ án có KSV tham gia phiên toà là 7, chiếm tỷ lệ 1,03%; số việc Toà án mở phiên họp giải quyết là 113 việc, KSV tham gia phiên họp 106 việc, chiếm tỷ lệ 94%.
Ở giai đoạn phúc thẩm:
Số vụ án Toà án đưa ra xét xử là 181 vụ, KSV tham gia phiên toà 24 vụ, chiếm tỷ lệ 13,2%; mở phiên họp phúc thẩm 5 việc, KSV tham gia 100% các phiên họp.
Ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm:
Toà án đưa ra xét xử 16 vụ, KSV tham gia phiên toà 15 vụ, chiếm tỷ lệ 93,7%. Nghiên cứu số liệu trên đây cho thấy, trong những năm trước khi BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành, thực hiện Luật Tổ chức VKSND năm 2002, số vụ án dân sự mà Tòa đưa ra xét xử có KSV tham gia phiên tòa chiếm tỷ lệ rất cao. Cùng với việc tham gia phiên tòa là hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án đã tạo điều kiện thuận lợi cho VKS phát hiện những vi phạm, thiếu sót của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Từ khi thực hiện BLTTDS năm 2004, số lượng vụ án VKS tham gia phiên tòa trong tổng số vụ án Tòa án đưa ra xét xử ở giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm chiếm tỷ lệ rất thấp so với trước khi có BLTTDS, trong khi đó BLTTDS hạn chế việc tiếp cận hồ sơ vụ án và loại bỏ thẩm quyền kiểm sát việc lập hồ sơ nên VKS gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trên thực tế, hầu hết các vụ án dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết, Thẩm phán chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành thu thập chứng cứ, nhưng số vụ đương sự khiếu nại việc thu thập chứng cứ của Tòa
án ở giai đoạn sơ thẩm thì rất ít, do BLTTDS không quy định Tòa án có nghĩa vụ thông báo với đương sự về việc chấp nhận đề nghị thu thập chứng cứ, việc thu thập chứng cứ như thế nào và kết quả ra sao nên đương sự không biết để khiếu nại. Chỉ sau khi có kết quả giải quyết vụ án ở thủ tục sơ thẩm, đương sự mới biết được hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án và không đồng tình với kết quả giải quyết vụ án mới thực hiện việc khiếu nại. Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho VKS trong việc nắm bắt vi phạm của Tòa án trong quá trình thu thập chứng cứ để thực hiện có hiệu quả quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự và xem xét việc tham gia phiên tòa (khoản 3 Điều 85 BLTTDS); đồng thời cũng là nguyên nhân số vụ án VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm rất ít so với số vụ án VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm. Do chỉ tham gia rất ít các phiên tòa xét xử sơ thẩm nên VKS chủ yếu thực hiện KSVTTPL trong TTDS thông qua kiểm sát các bản án, quyết định có tính chất giải quyết vụ việc dân sự cua Tòa án, trên cơ sở đó phát hiện vi phạm và thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều 290, Điều 310 BLTTDS và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 phần I Thông tư liên tịch số 03/2005, thì thời hạn VKS nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Với việc quy định thời hạn nghiên cứu hồ sơ như vậy, thì trong nhiều trường hợp VKS không thể thực hiện được, nhất là những vụ án có tính chất phức tạp, tài liệu trong hồ sơ nhiều (như tranh chấp về nhà đất...) đòi hỏi phải có thời gian dài hơn mới nghiên cứu kỹ hồ sơ để chuẩn bị tốt cho việc tham gia phiên tòa. Thực tiễn thi hành BLTDS cho thấy, thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án của VKS để chuẩn bị tham gia phiên tòa cần quy định có tính chất mở theo hướng có thể kéo dài thêm.
Khắc phục hạn chế, bất cập của BLTTDS về tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự của VKS, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS theo hướng quy định mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm của VKS (như đã trình bày ở mục 2.1.3.1 và mục 2.2.1.3). Với quy định mới này, dự kiến VKS phải tham gia khoảng 80% các phiên toà xét
xử sơ thẩm các vụ án dân sự, tham gia 100% các phiên họp, phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm [78], một dự kiến về tỷ lệ tham gia các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm của VKS rất cao so với trước khi BLTTDS được sửa đổi, bổ sung.
Theo số liệu thể hiện tại báo cáo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2012 của VKSND tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị, qua 6 tháng thi hành BLTTDS (sửa đổi, bổ sung), VKS các cấp đã tham gia phiên tòa sơ thẩm 5.102