Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980

Ngày 31/12/1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hào khóa I kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp 1959. Những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 1959 có những sửa đổi căn bản so với Hiến pháp năm 1946. Một trong những quy định mới là Viện công tố được thay thế bằng VKSND và VKSND cùng với TAND là các cơ quan tư pháp, được tổ chức thành một hệ thống thông nhất, độc lập với cơ quan xét xử và cơ quan hành chính, chỉ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Tại Điều 105 Hiến pháp năm 1959 quy định: “VKSND tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà KSVTTPL của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các VKSND địa phương và VKS quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định”.

Những quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động của VKSND các cấp đã được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức VKSND năm 1960 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa II, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 15/7/1960. Tại Điều 3 Luật này quy định VKSND tối cao và VKSND địa phương

“KSVTTPL trong việc xét xử của các TAND và trong việc chấp hành các bản án...”.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của VKSND trong TTDS được quy định cụ thể tại các Điều 3, 17, 18 và 19 Luật Tổ chức VKSND năm 1960. Theo đó, VKSND có trách nhiệm, quyền hạn khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân (điểm g Điều 3, điểm b Điều 17); kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của TAND

cùng cấp và cấp dưới một cấp (điểm c Điều 17); VKSND tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp khi thấy các bản án hoặc các quyết định đó có sai lầm, VKSND địa phương có có trách nhiệm báo cáo với VKSND tối cao để kháng nghị đối với bản án, quyết định của TAND cùng cấp hoặc cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật khi thấy các bản án hoặc các quyết định đó là sai lầm (Điều 18); Viện trưởng VKSND tối cao có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban Thẩm phán TAND tối cao và Viện trưởng VKSND địa phương có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán TAND cùng cấp bàn về việc xét xử (Điều 19).

Tóm lại: Với sự hình thành và phát triển của chế định VKSND trong giai đoạn này đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của VKSND trong TTDS rõ ràng và cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 45)