Thực hiện quyền kiến nghị

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Thực hiện quyền kiến nghị

Khi KSVTTPL trong TTDS, VKS thực hiện quyền kiến nghị đối với các vi phạm của Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền kiến nghị của VKS được quy định tại một số điều cụ thể của BLTTDS và Quy chế về công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự. Theo đó, trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát, VKS thực hiện thẩm quyền kiến nghị đối với vi phạm pháp luật về nội dung và tố tụng của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, trừ những vi phạm là đối tượng thực hiện quyền kháng nghị.

chương mới (Chương XIX a) quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, trong đó quy định Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kiến nghị với Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định đó. Đây là một quy định hoàn toàn mới trong tố tụng tư pháp nói chung và tố tụng tư pháp dân sự nói riêng (thủ tục này cũng mới được quy định trong Luật tố tụng hành chính được Quốc hội Khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cũng quy định rõ, khi có kiến nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, thì Chánh án TAND tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét kiến nghị của Viện trưởng, khi đó, có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, thì Hội Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giao Chánh án TAND tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét, quyết định. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSND tối cao.

- Trường hợp Hội đồng thẩm phán không nhất trí với kiến nghị của Viện trưởng VKSND tối cao thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; phiên họp của Hội đồng thẩm phán xem xét kiến nghị của Viện trưởng VKSND tối cao (và cả trường hợp xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp, đề nghị của Chánh án TAND tối cao) phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSND tối cao.

Tất cả các phiên họp của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (kể cả trong trường hợp Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị và không có kiến nghị) phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSNDTC.

Ngoài ra, VKS thực hiện thẩm quyền kiến nghị đối với vi phạm của Toà án trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTDS theo hướng dẫn tại mục Điều 13 Thông tư liên tịch số 04.

Mặc dù pháp luật quy định cho VKS có quyền kiến nghị khi thực hiện KSVTTPL trong TTDS, nhưng lại không có quy định ràng buộc trách nhiệm của Toà án trong việc thực hiện kiến nghị như không quy định thời gian Tòa án trả lời kiến nghị và nếu Tòa án không thực hiện kiến nghị thì pháp luật cũng không có quy định về biện pháp tiếp theo mà VKS có thể được thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền kiến nghị của VKS chưa thực chất.

Như vậy, nội dung nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS được thể hiện trong các

quy định cụ thể của pháp luật TTDS qua các giai đoạn TTDS giải quyết vụ việc dân sự, bao gồm: Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp và yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị. So với Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, thì thẩm quyền của VKSND được quy định trong BLTTDS có nhiều hạn chế. Điều này cũng gây khó khăn không ít cho hoạt động kiểm sát của VKSND trong TTDS.

Kết luận chương 2

Những quy định của BLTTDS về KSVTTPL trong TTDS đã khẳng định vị trí, vai trò và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tư pháp dân sự của VKSND, là cơ sở thực hiện các thẩm quyền của VKSND trong TTDS, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong Chương này, tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của nguyên tắc KSVTTPL trong pháp luật TTDS hiện hành. Thông qua việc phân tích luật thực định, luận văn đã luận giải và làm rõ được nguyên tắc KSVTTPL trong giải quyết vụ việc dân sự được quy định khá cụ thể và chi tiết trong các quy định về kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự; kiểm sát việc ra bản án, quyết định tố tụng; tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát thông qua việc kháng nghị và tham gia phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 1, luận văn đã đối chiếu và chỉ ra một số bất cập, hạn chế của pháp luật TTDS gây khó khăn đối với hoạt động

KSVTTPL trong TTDS của VKSND cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: Chưa quy định cụ thể kiểm sát việc thụ lý việc dân sự và kiểm sát việc thụ lý ở thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; không có những quy định bảo đảm cho VKS phát hiện vi phạm của Toà án trong việc ra bản án, quyết định (như quyền được tiếp cận hồ sơ vụ việc dân sự) nên nhiều quy định của BLTTDS về kiểm sát bản án, quyết định của Toà án chỉ mang tính hình thức; quy định về nội dung phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm còn mâu thuẫn với các điều luật có tính nguyên tắc chung (Điều 45, Điều 197 BLTTDS) và không phản ánh đầy đủ chức năng KSVTTPL trong TTDS của VKS; không có quy định ràng buộc trách nhiệm của Toà án trong việc thực hiện kiến nghị của VKS...

Kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích và xác định những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là cơ sở quan trọng để đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS. Tuy nhiên, để các đề xuất có giá trị và phù hợp với thực tiễn tố tụng dân sự thì việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là thực sự cần thiết. Vấn đề này sẽ được triển khai nghiên cứu cụ thể tại Chương 3 của bản luận văn.

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 98)