Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 125)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong tố tụng dân sự

Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS đã bổ sung một số thẩm quyền của VKSND trong TTDS, đặc biệt là mở rộng phạm vi tham gia phiên toà của VKS, qua đó góp phần quan trọng trong việc khắc phục những bất cập, hạn chế của BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của VKSND trong TTDS chưa đầy đủ. Kết quả nghiên cứu thấy rằng, các quy định của BLTTDS cụ thể hoá nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS còn những bất cập, hạn chế, chưa “thực sự” đảm bảo cho VKSND thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp và Luật quy định cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS như sau:

- Thứ nhất, cần tiếp tục khẳng định chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND trong Hiến pháp.

Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của một quốc gia quy định về những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước; là một văn bản tổ chức đời sống chính trị, điều chỉnh những quan hệ xã hội rường cột của đất nước,

đặt nền tảng pháp lý cho một quốc gia. Do đó Hiến pháp là cơ sở của hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Để thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIII đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Hiến pháp vào kỳ họp cuối năm 2013. Vì vậy, để có cơ sở pháp lý hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS, trước hết phải kiến nghị tiếp tục quy định chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này trên cơ sở nghiên cứu, luận giải thấu đáo về thiết chế VKSND trong cơ cấu quyền lực ở Nhà nước ta, minh chứng đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của VKS trong hệ thống các cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền tư pháp, cũng như yêu cầu phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

- Thứ hai, bổ sung quy định Tòa án gửi thông báo thụ lý việc dân sự theo

trình tự sơ thẩm và phúc thẩm, thông báo thụ lý vụ vụ án dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho VKS.

BLTTDS hiện hành mới chỉ quy định Toà án có trách nhiệm thông báo thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm cho VKS mà không có quy định Toà án phải thông báo thụ lý việc dân sự ở trình tự sơ thẩm, phúc thẩm và thông báo thụ lý vụ án dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là hạn chế, thiếu sót của BLTTDS. Mặc dù Thông tư liên tịch số 03/2005 có hướng dẫn Toà án có trách nhiệm thông báo thụ lý vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm cho VKS (bao gồm gửi thông báo thụ lý vụ án và việc dân sự). Tuy nhiên, đây là hướng dẫn thực hiện Điều 174 BLTTDS, mà Điều 174 BLTTDS quy định về việc thông báo thụ lý vụ án dân sự. Do vậy, việc Thông tư liên tịch số 03/2005 hướng dẫn Điều 174 BLTTDS cho cả thông báo thụ lý vụ án và việc dân sự là không hợp lý.

Hoạt động KSVTTPL trong TTDS của VKSND được thực hiện xuyên suốt từ khi thụ lý cho đến khi có bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành. Vì vậy, để VKS có cơ sở thực hiện KSVTTPL đối với hoạt động thụ lý vụ việc dân sự của Toà án ở tất cả các giai đoạn tố tụng, BLTTDS cần bổ sung quy định Tòa án gửi thông báo thụ lý việc dân sự theo trình tự sơ thẩm và phúc thẩm, thông báo thụ lý vụ vụ án dân sự ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho VKS.

- Thứ ba, sửa đổi các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Qua những phân tích ở Chương 1 và Chương 2, tác giả luận văn cho rằng: - Cần quy định VKS có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng chỉ giới hạn đối với những vụ án mà VKS phải tham gia phiên toà và những vụ án VKS đã khởi tố (sẽ kiến nghị ở phần sau).

- Quy định thời hạn xem xét kiến nghị đối với quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dài hơn (bảy ngày làm việc) để VKS có điều kiện phát hiện vi phạm.

- Ngoài ra, BLTTDS hiện hành mới chỉ quy định Tòa án có trách nhiệm gửi ngay các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho VKS cùng cấp để kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định mà không quy định Tòa án phải thông báo cho VKS biết việc không ra quyết định này. Như vậy cũng có nghĩa thẩm quyền kiến nghị của VKS đối với việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 BLTTDS không thể thực hiện được, trừ trường hợp kiến nghị của KSV tại phiên tòa. Vì vậy, tác giả luận văn cho rằng cần nghiên cứu bổ sung quy định Tòa án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho VKS biết việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cáp tạm thời; trường hợp xét thấy việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng pháp luật, thì cùng với kiến nghị, VKS có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

thời quy định hình thức và nội dung của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Do BLTTDS 2004 không quy định nội dung quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và không quy định Tòa án phải gửi biên bản hòa giải thành cho VKS nên việc phát hiện vi phạm là rất khó khăn. VKS không kiểm sát được việc Toà án có ra quyết định đúng với nội dung hoà giải và thời hạn ra quyết định hay không? Vì vậy, theo tác giả luận văn, BLTTDS cần bổ sung quy định về việc Toà án phải gửi ngay bản sao biên bản hoà giải thành cho VKS cùng cấp để kiểm sát việc hoà giải nhằm bảo đảm cho VKS có điều kiện phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc hòa giải; đồng thời quy định nội dung của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự để thực hiện thống nhất.

- Thứ năm, sửa đổi quy định về thời điểm phát biểu ý kiến và nội dung phát biểu ý kiến của KSV tại phiên toà sơ thẩm

Do BLTTDS hiện hành quy định thời điểm KSV phát biểu ý kiến tại phiên tòa sơ thẩm không hợp lý nên cần sủa đổi theo hướng quy định sau khi KSV phát biểu ý kiến, việc tranh luận có thể tiếp tục nếu những người tham gia tố tụng có ý kiến về nội dung phát biểu của KSV để phát huy việc tranh tụng tại phiên toà.

Với kết quả nghiên cứu tại tiểu mục 2.1.3.2 Chương 2 của luận văn cho thấy, quy định về nội dung ý kiến phát biểu của KSV tại phiên toà sơ thẩm mâu thuẫn với Điều 45 và Điều 197 BLTTDS cần phải được khắc phục. Căn cứ quy định tại Điều 45, Điều 197 BLTTDS và trên cơ sở địa vị tố tụng, mục đích tham gia phiên toà của VKS, tác giả luận văn thấy rằng nội dung phát biểu của KSV tại phiên toà sơ thẩm quy định tại Điều 234 cần sửa đổi cho phù hợp theo hướng quy định KSV phát biểu ý kiến về giải quyết vụ án (thay vì phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử như hiện hành). Trong thực tiễn hiện nay, thực hiện quy định tại Điều 234, tại phiên tòa, KSV vẫn phát biểu về nội dung vụ vụ án, bởi lẽ khi phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật về nội dung của những người tham gia tố tụng, KSV phải đánh giá chứng cứ trong hồ sơ vụ án để có sự nhận định về việc bác bỏ hay công nhận yêu cầu của đương sự hoặc tính hợp pháp, tính có căn cứ của các tài liệu có liên quan.

- Thứ sáu, cần bổ sung trong BLTTDS quy định về việc Tòa án có trách

nhiệm thông báo cho VKSND cùng cấp biết việc Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn

Do BLTTDS hiện hành không có quy định khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án đã tạm đình chỉ thì phải thông báo cho VKS biết nên đã gây khó khăn cho hoạt động kiểm sát. Để tạo điều kiện cho các đương sự và VKS biết được quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, tác giả luận văn thấy rằng vấn đề này cần được nghiên cứu để có quy định bổ sung trong BLTTDS.

- Thứ bảy, kiến nghị về căn cứ, phạm vi và thời hạn kháng nghị bản án,

quyết định theo thủ tục phúc thẩm

BLTTDS hiện hành không quy định cụ thể căn cứ kháng nghị phúc thẩm, do vậy phạm vi kháng nghị phúc thẩm của VKS có thể nói là rất rộng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung quy định cụ thể về căn cứ kháng nghị phúc thẩm, đồng thời giới hạn phạm vi kháng nghị phúc thẩm trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo hướng: Đối với bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự mặc dù có sai lầm, nhưng nếu đương sự đồng ý với bản án, quyết định giải quyết đó của Tòa án thì VKS không kháng nghị, trừ trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm mà sai lầm đó ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, vi phạm điều cấm của pháp luật.

Ngoài ra, BLTTDS hiện hành quy định thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là quá ngắn để VKS nghiên cứu và phát hiện vi phạm. Hơn nữa, thời hạn kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và quyết định giải quyết việc dân sự tính bằng ngày, nhưng không quy định là ngày làm việc như nhiều loại thời hạn trong TTDS là không hợp lý. Vì vậy, BLTTDS cần quy định thời hạn kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự dài hơn (đối với VKS cùng cấp là 10 ngày và đối với VKS cấp trên trực tiếp là 20 ngày); đồng thời quy định thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS được tính bằng ngày làm việc.

- Thứ tám, cần quy định VKS có quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS nghiên cứu để xem xét kháng nghị phúc thẩm, tái thẩm hoặc giám đốc thẩm

BLTTDS mới chỉ quy định Tòa án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS nghiên cứu để chuẩn bị tham gia phiên tòa, phiên họp mà không quy định VKS có quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu xem xét kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Thẩm quyền này mới chỉ được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2012, do vậy cần phải được quy định cụ thể trong BLTTDS.

- Thứ chín, khôi phục quyền kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của Tòa án

Kế thừa những quy định tích cực của pháp luật trước đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự, theo tác giả luận văn, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLTTDS theo hướng khôi phục quy định VKS có quyền kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án như trước đây.

- Thứ mười, khôi phục quy định quyền khởi tố vụ án dân sự của VKSND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong TTDS

Xuất phát từ quan điểm đề cao quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, nên BLTTDS đã loại bỏ quyềnkhởi tố vụ án dân sự đã được quy định từ thời kỳ cơ quan Công tố tổ chức trong Tòa án theo Thông tư số 141/HCTP ngày 5/12/1957 của Bộ Tư pháp về tổ chức và phân công trong nội bộ Toà án (quy định nhiệm vụ của Công tố uỷ viên) cho đến Luật Tổ chức VKSND năm 2002 (tại khoản 2 Điều 21). Trong khi BLTTDS loại bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của VKS thì thẩm quyền này đang được một số nước có truyền thống pháp luật văn minh quy định.

Thực tiễn thời gian qua, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, tình trạng vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và trật tự công cộng xảy ra nhiều và phổ biến ở các dạng vi phạm như: xâm phạm tài sản nhà nước; vi phạm trong lĩnh môi trường gây tác hại đến sức khỏe của con người (như gây ô nhiễm môi trường qua khí thải, rác thải, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,

bệnh viện...); vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong quan hệ lao động; kết hôn trái pháp luật... Mặc dù Điều 162 BLTTDS quy định một số chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự, như: cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định; cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước, lợi ích của những người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Nhưng đến nay chưa có cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự nào nhằm bảo vệ lợi ích chung, bởi lẽ bảo vệ lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng bằng biện pháp dân sự vốn phức tạp không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có thể thực hiện được. Trong khi đó, VKSND với địa vị pháp lý trong TTDS và với chức năng KSVTTPL trong TTDS là cơ quan có điều kiện và khả năng hơn hết trong việc khởi tố vụ án dân sự nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng.

Trước đây, khi quyền khởi tố vụ án dân sự của VKS còn ghi nhận, hàng năm, VKS đã khởi tố hàng chục vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 125)