0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Thực tiễn thực hiện thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 114 -114 )

7. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của

33,15%; tham gia phiên tòa phúc thẩm 3.574 vụ án trong tổng số 4.860 vụ án mà Tòa án đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 73%. Tại tỉnh Quảng Trị, số vụ án VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm là 16 vụ /43 vụ Tòa án đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 37, 2%; tham gia phiên tòa phúc thẩm 6 vụ/9 vụ Tòa án đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 66,6%. Qua số liệu này cho thấy, BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung) mới thi hành hành trong thời gian 6 tháng nhưng số vụ án VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm rất nhiều so với trước khi BLTTDS được sửa đổi, bổ sung, chính điều này đã tạo điều kiện cho VKS sát có thể phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung) thì VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm trong 04 trường hợp, đã nảy sinh vướng mắc, lúng túng trong việc xác định thế nào là tài sản công (nhất là tài sản trong các công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn góp của nhà nước, tài sản vô hình), thế nào là lợi ích công cộng ? Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn vấn đề này để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

3.1.4. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án Tòa án

Thực hiện BLTTDS năm 2004, hoạt động KSVTTPL trong TTDS của VKS chủ yếu thực hiện bằng phương thức gián tiếp (thông qua việc nghiên cứu các bản án, quyết định có tính chất giải quyết vụ việc dân sự do Tòa án gửi nhằm phát hiện vi phạm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm).

Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm sát hàng năm (từ năm 2005 đến năm 2009) của VKSND tối cao, thì trong 5 năm, trên phạm vi toàn quốc, số liệu về

hoạt động kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm của VKS các cấp thể hiện như sau:

- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

VKS hai cấp (cấp huyện và cấp tỉnh) đã kháng nghị phúc thẩm là 2.509 vụ án trong tổng số 64.895 vụ Tòa án đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 3,86%. Tòa án đưa ra xét xử 2089 vụ/2.509 vụ do VKS kháng nghị, trong đó: Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của VKS 1.646 chiếm tỷ lệ 78,79%; không chấp nhận kháng nghị của VKS 165 chiếm tỷ lệ 7,89%; VKS rút kháng nghị 278 vụ chiếm 13,30%; số vụ Tòa án chưa đưa ra xét xử là 420.

Tổng số việc dân sự VKS đã kháng nghị phúc thẩm là 17 việc trong tổng số 225 việc dân sự Tòa án đã mở phiên họp giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 7,55.

Số vụ án bị hủy án, sửa án qua xét xử phúc thẩm là 25.332 vụ trong tổng số 64.895 vụ đã xét xử phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 39%.

- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

VKSND cấp tỉnh và VKSND tối cao đã kháng nghị 1713 vụ, trong đó: kháng nghị giám đốc thẩm 1708 vụ, kháng nghị tái thẩm 5 vụ. Tòa án đã đưa ra xét xử 1355 vụ, trong đó chấp nhận kháng nghị 1263 vụ việc, chiếm tỷ lệ 93, 2%.

Tại tỉnh Quảng Trị, tình hình kháng nghị của VKS hai cấp phản ánh trong báo cáo tổng kết công tác hàng năm, từ năm 2005 đến 2011 thể hiện: Trong 7 năm, VKS hai cấp kháng nghị phúc thẩm 25 vụ án trong tổng số 181 vụ án Tòa án đã xét xử, chiếm tỷ lệ 13, 8%, trong đó: VKS rút kháng nghị 03 vụ; Tòa án đã đưa ra xét xử 20 vụ việc và chấp nhận kháng nghị của VKS 13 vụ việc, chiếm tỷ lệ 65%. Đã kháng nghị giám đốc thẩm 7 vụ; Tòa án đưa ra xét xử 06 vụ và chấp nhận kháng nghị của VKS 04 vụ, chiếm tỷ lệ 66,66%.

Số vụ án bị hủy án, sửa án qua xét xử phúc thẩm là 68 vụ trong tổng số 181 vụ đã xét xử phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 37, 56%.

Qua các số liệu trên đây có thể thấy rằng, trên phạm vi toàn quốc, VKS các cấp đã có nhiều cố gắng trong thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc

thẩm và tái thẩm các vụ việc dân sự, số vụ án kháng nghị được Tòa án phúc thẩm và giám đốc thẩm chấp nhận với tỷ lệ tương đối cao, nhất là kháng nghị giám đốc thẩm (riêng ở tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm được chấp nhận còn thấp); góp phần phát hiện kịp thời những bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm, vi phạm để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét xử lại nhằm khắc phục sai lầm, vi phạm của bản án, quyết định, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm pháp chế thống nhất trong hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự.

Bên cạnh đó, số liệu trên đây cũng phản ánh rằng, chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm còn thấp, vẫn còn rất nhiều vụ việc dân sự giải quyết ở thủ tục sơ thẩm có sai sót bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy và sửa bản án, quyết định trên tổng số vụ án đã xét xử chiếm tỷ lệ cao (trên phạm vi toàn quốc, số vụ án bị hủy án, sửa án là 25.332 vụ trong tổng số 64.895 vụ đã xét xử phúc thẩm chiếm tỷ lệ 39% và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 68 vụ/181 vụ chiếm tỷ là 37, 56%). Trong khi đó số vụ VKS phát hiện Tòa án giải quyết có sai sót và kháng nghị phúc thẩm lại rất thấp (trên phạm vi toàn quốc số vụ án VKS kháng nghị phúc thẩm là 2.509 vụ trong tổng số 64.895 vụ Tòa án đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 3,86% và tại Quảng Trị VKS đã kháng nghị 25 vụ trong tổng số 181 vụ án Tòa án đã xét xử, chiếm tỷ lệ 13, 8%). Đây là hạn chế lớn nhất trong việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị của VKS. Thực trạng này do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan từ quy định bất cập, không hợp lý của BLTTDS về thẩm quyền của VKSND trong TTDS đã gây khó khăn cho hoạt động kháng nghị của VKS. Trước hết, việc BLTTDS không quy định thẩm quyền kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án dân sự của Tòa án và hạn chế việc tham gia phiên tòa (hai phương thức kiểm sát trực tiếp) là rào cản lớn nhất đối với việc thực hiện chức năng KSVTTPL trong TTDS của VKS nói chung và hoạt động kháng nghị nói riêng. VKS sẽ rất khó khăn để phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự nếu chỉ nghiên cứu bản án, quyết định đó do Tòa án gửi mà không kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án, không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ

vụ việc và tham gia phiên tòa. Bởi vì, trong nhiều trường hợp, chỉ trên cơ sở trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ việc và tham gia phiên tòa, VKS mới nắm một cách đầy đủ yêu cầu của đương sự, các tình tiết, tài liệu, chứng cứ của vụ án, trên cơ sở đó mới có thể phát hiện được bản án, quyết định của Tòa án có sai sót hay không để thực hiện thẩm quyền kháng nghị. Mặc dù BLTTDS (được sửa, đổi bổ sung) quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền tham gia phiên tòa của VKS đã khắc phục phần nào hạn chế, bất cập nêu trên của BLTTDS, song vẫn chưa phải là quy định tối ưu để VKS thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong TTDS. Điều đó cũng có nghĩa rằng, cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung BLTTDS về các thẩm quyền của VKS trong TTDS theo hướng VKS có thể nghiên cứu tất cả các hồ sơ vụ việc dân sự và khôi phục thẩm quyền kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án.

Sở dĩ tác giả luận văn đề cập đến thẩm quyền kiểm sát lập hồ sơ của Tòa án và VKS có thể nghiên cứu tất cả các hồ sơ vụ việc dân sự của Tòa án là vì: quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu để xem xét kháng nghị phúc thẩm, tái thẩm hoặc giám đốc thẩm mới chỉ được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2005 mà chưa được quy định trong BLTTDS. Mặt khác, thời hạn VKS nghiên cứu hồ sơ để xem xét kháng nghị phúc thẩm theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 phần I thông tư liên tịch số 03/2005 không quá thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại đại điều 252 và khoản 2 Điều 317 BLTTDS và chỉ dành cho VKS cùng cấp trong tường hợp không tham gia phiên tòa và VKS cấp trên tực tiếp. Trong khi đó thời hạn kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm của VKS cùng cấp trong trường hợp không tham gia phiên tòa là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được bản án; thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự của VKS cùng cấp là 07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết định; thời hạn kháng nghị phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của VKS cùng cấp là 07 ngày và của VKS cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 358 và khoản 2 Điều 372 BLTTDS. Với thời hạn như vậy sẽ không đủ để VKS nghiên cứu hồ sơ vụ

việc, đặc biệt là những vụ án có tính chất phức tạp, vì sau khi nhận được bản án, quyết định, VKS phải có thời gian nghiên cứu, nếu thấy cần thiết (tức là thấy có dấu hiệu sai sót) mới có văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ nghiên cứu và từ khi VKS gửi văn bản yêu cầu cho đến khi Tòa án nhận được yêu cầu, tiến hành các thủ tục chuyển hồ sơ cho VKS mất một thời gian khá dài (nhất là yêu cầu chuyển hồ sơ của VKS cấp trên trực tiếp đối với Tòa án cấp dưới) nên khi VKS nhận được hồ sơ vụ án thì thời hạn kháng nghị phúc thẩm đã hết. Do đó, việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ nghiên cứu với thời hạn trên đây để kháng nghị phúc thẩm khó thực hiện được trên thực tế. Hơn nữa, trong thực tiễn, VKS yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu để xem xét kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thường là các vụ việc đơn giản, vi phạm của bản án, quyết định rõ ràng, VKS nghiên cứu hồ sơ là nhằm củng cố cơ sở kháng nghị, nhất là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; còn phần nhiều các vụ việc dân sự VKS không yêu cầu Tòa án chuyển hồ để xem xét kháng nghị do VKS không thể phát hiện dấu hiệu sai sót, vi phạm của bản án, quyết định khi mà VKS không được nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 252 BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của VKS cùng cấp là 07 ngày và của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết định. Việc quy định thời hạn kháng nghị như vậy là quá ngắn để nghiên cứu và phát hiện vi phạm. Hơn nữa, Điều 252 BLTTDS và khoản 2 Điều 317 BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và quyết định giải quyết việc dân sự tính bằng ngày, nhưng không quy định là ngày làm việc như nhiều loại thời hạn khác trong TTDS; trong khi đó, theo quy định về thời giờ làm việc thì trong một tuần cán bộ, công chức được nghỉ 02 ngày (thứ bảy và chủ nhật). Do đó, trong thực tiễn, có rất nhiều trường hợp thời hạn kháng nghị của VKS rơi vào những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, và như vậy thời hạn kháng nghị của VKS sẽ không được trọn vẹn.

so với thời hạn quy định rất nhiều, điều đó làm hạn chế việc hiện thẩm quyền kháng nghị của VKS.

Thứ ba, có lúc, có nơi hoạt động KSVTTPL trong TTDS nói chung và công

tác kháng nghị nói riêng của VKS chưa được quan tâm đúng mức; cán bộ, KSV được phân công thực hiện KSVTTPL trong TTDS chưa nắm vững quy định của BLTTDS về thẩm quyền, trách nhiệm của VKSND trong TTDS cũng như phương thức kiểm sát mới.

Ngoài ra, BLTTDS hiện hành không quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Trong thực tiễn, đã có nhiều trường hợp qua kiểm sát sát bản án, quyết định, VKS phát hiện bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm, nhưng các đương sự chấp nhận kết quả giải quyết đó thì VKS có kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm hay không là vấn đề đang có sự tranh cãi. Theo tác giả luận văn, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự phải được quán triệt xuyên suốt trong quá trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, mặc dù bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có sai lầm, nhưng nếu đương sự đồng ý với bản án, quyết định giải quyết của Tòa án thì không có lý do gì vụ việc đó lại bị đưa ra xem xét theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm do kháng nghị của VKS. Như vậy, vừa làm cho bản án, quyết định dân sự bị rơi vào tình trạng kéo dài thời gian tố tụng, vừa gây tâm lý mệt mỏi cho các đương sự khi tham gia tố tụng và điều quan trọng hơn là nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thiếu được tôn trọng; nhưng pháp luật tố tụng dân sự lại chưa quy định vấn đề này. Do vậy, BLTTDS cần quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm và hạn chế phạm vi kháng nghị của VKS trong trường hợp trên đây. Tuy nhiên, VKS tham gia TTDS một mặt phải tôn trọng nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, nhưng mặt khác hoạt động KSVTTPL nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đặc biệt là người yếu thế, bảo đảm tính thượng tôn pháp luật. Vì vậy, cần phân biệt, nếu bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm mà sai lầm đó ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, vi phạm điều cấm của pháp luật

thì dù đương sự có đồng ý với bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, VKS phải có trách nhiệm kháng nghị bản án, quyết định đó của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Như vậy, thực tiễn thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS của VKS các cấp trong những năm đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cùng với các cơ quan tư pháp giải quyết các yêu cầu, tranh chấp dân sự của công dân, tổ chức một cách kịp thời, công bằng và đúng pháp luật. Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn thấy rằng, việc thực hiện các quy định của BLTTDS về KSVTTPL trong TTDS còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn, vướng cần tìm giải pháp khắc phục, tháo gỡ. Bên cạnh những nguyên nhân như trình độ chuyên môn, năng lực công tác của một bộ phận cán bộ, công chức quan tư pháp còn hạn chế, ý thức pháp luật của đương sự chưa cao...thì những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm, thẩm quyền của VKSND trong TTDS cũng là nguyên nhân quan trọng của thực trạng này (hay nói cách khác, đó là rào cản đối với việc thực hiện chức

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 114 -114 )

×