Tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự

Tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự là một trong những hình thức, biện pháp pháp lý quan trọng để VKSND thực hiện nguyên tắc KSVTTPL đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

Quyền tham gia phiên tòa của VKSND đã được ghi nhận trong pháp luật từ trước đây khi mà tổ chức này còn được gọi là cơ quan Công tố. Theo Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, Biện lý có quyền tham gia các phiên toà hộ (dân sự) và tại phiên tòa xét xử có quyền phát biểu, yêu cầu Toà án thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật. Thẩm quyền này được tiếp tục ghi nhận trong Luật Tổ chức VKSND qua các thời kỳ và các PLTTGQCVADS năm 1989, PLTTGQCVAKT năm 1994 và PLTTGQCTCLĐ năm 1996. BLTTDS năm 2004

(đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) ra đời tiếp tục quy định thẩm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của VKSND tại Điều 21 và các Điều 207, 264, 280, 292, 310, 313, 363, 369, 310a và 310b. Ở mỗi giai đoạn TTDS, việc tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự của VKSND được quy định khác nhau. Trong khuôn khổ của tiểu mục 2.1.3 này, hai vấn đề sẽ được xét đến là các trường hợp VKS tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm và nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm.

2.1.3.1. Các trường hợp VKS tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

Trước khi BLTTDS năm 2004 được ban hành, theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh TTGQCVADS, thì VKS có thể tham gia tất cả các phiên tòa. Kể từ khi BLTTDS năm 2004 ra đời, một trong những vấn đề có sự thay đổi lớn so với các quy định về TTDS trước đây là hạn chế phạm vi tham gia phiên tòa của VKSND.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2004, thì: “VKSND tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án”. Theo đó, VKSND chỉ tham gia phiên tòa đối với những vụ án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại. Đối với những vụ án này, ngay sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án (khoản 2 Điều 195 BLTTDS 2004).

BLTTDS quy định, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án, các đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ (khoản 2 Điều 85). Đồng thời, Tòa án cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ trong một số trường hợp theo khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88 và điểm b khoản 2 điểm 92 của BLTTDS 2004 (lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết, đối chất, ra quyết định định giá tài

sản). Việc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án phải tuân theo những quy định cụ thể mà BLTTDS và đương sự có quyền khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án.

Các vụ án đương sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án gồm: (1) những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ do đương sự yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 BLTTDS (gồm các biện pháp thu thập chứng cứ như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, uỷ thác thu thập chứng cứ, yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự). (2) những vụ án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS, nhưng Toà án tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88, điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS.

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 phần II của Thông tư liên tịch số 03/2005, thì khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ của Toà án là khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Toà án trong việc thu thập chứng cứ mà đương sự có căn cứ cho rằng quyết định đó hoặc hành vi đó là không đúng pháp luật, bao gồm các trường hợp: (1) trong vụ án dân sự mà đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS, nhưng Thẩm phán không tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự và đương sự khiếu nại; (2) trong vụ án dân sự mà đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS, nhưng Thẩm phán đã tiến hành biện pháp để thu thập chứng cứ không đúng với biện pháp mà đương sự yêu cầu và đương sự khiếu nại; (3) trong vụ án dân sự mà đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS và Thẩm phán tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ theo đúng yêu cầu của đương sự nhưng không đầy đủ hoặc không đúng quy định của BLTTDS về việc tiến hành biện pháp đó và đương sự khiếu nại; (4) trong vụ án dân sự mà đương sự khiếu nại về việc Toà án thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự khác; (5) trong vụ án dân sự mà không có đương sự nào có

yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ, nhưng Toà án vẫn tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS và đương sự khiếu nại; (6) trong vụ án dân sự mà đương sự khiếu nại về việc Toà án tự thu thập chứng cứ không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88 và điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS.

Việc giải quyết đơn khiếu nại của đương sự và VKS tham gia phiên toà sơ thẩm thực hiện như sau: Trong trường hợp Toà án nhận được đơn khiếu nại của đương sự thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Toà án chuyển bản sao đơn khiếu nại (có đóng dấu xác nhận của Toà án) cho VKS cùng cấp để VKS thực hiện KSVTTPL và xem xét việc tham gia phiên toà. Nếu VKS nhận được đơn khiếu nại của đương sự thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, phải chuyển bản sao đơn khiếu nại (có đóng dấu xác nhận của VKS) cho Toà án để Toà án giải quyết theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc tham gia phiên toà. VKS nhận được đơn khiếu nại do đương sự gửi đến hoặc do Toà án chuyển đến phải vào sổ nhận đơn. Nếu xét thấy cần yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự thì VKS phải có văn bản yêu cầu. Toà án phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo văn bản yêu cầu của VKS và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự và VKS biết. Sau khi xem xét kết quả xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án, VKS thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc tham gia phiên toà. Trong trường hợp đã có văn bản yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự, nhưng đến ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS, mà vẫn không nhận được văn bản thông báo về kết quả xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án, thì VKS vẫn phải tham gia phiên toà. Trong trường hợp đương sự rút đơn khiếu nại hoặc sau khi Toà án đã giải quyết mà đương sự không tiếp tục khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Toà án nữa, thì Toà án thông báo bằng văn bản cho VKS biết để quyết định không tham gia phiên toà. Nếu đương sự tiếp tục có đơn khiếu nại, thì VKS thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc tham gia phiên toà. Trường hợp VKS có văn bản thông báo

tham gia phiên toà trước khi Toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS. Trong trường hợp VKS có văn bản thông báo tham gia phiên toà sau khi Toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì cần phân biệt: (i) trường hợp kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của VKS về việc tham gia phiên toà đến ngày mở phiên toà được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử còn trên mười lăm ngày, thì Toà án chuyển ngay hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS; (ii) trường hợp kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của VKS về việc tham gia phiên toà đến ngày mở phiên toà được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử còn từ mười lăm ngày trở xuống, nếu VKS có yêu cầu, thì Toà án chuyển ngay hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu, VKS phải trả lại hồ sơ cho Toà án chậm nhất vào ngày trước ngày mở phiên toà.

Việc nghiên cứu cho thấy các quy định của BLTTDS năm 2004 về sự tham gia của VKS trong TTSD đã bọc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho VKS thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, chưa có điều kiện nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình và đội ngũ Luật sư hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả các phiên tòa. Xét về thực trạng thì hệ thống pháp luật còn bất cập, thiếu ổn định, quản lý hành chính nhà nước còn nhiều sơ hở, hoạt động bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; năng lực, trình độ của bộ phận không nhỏ cán bộ tư pháp còn có hạn chế so với yêu cầu cải cách tư pháp. Thực tiễn tố tụng tại Toà án cho thầy nhiều vụ việc giải quyết chưa bảo đảm tính khách quan, gây khiếu kiện bức xúc, kéo dài, khiếu kiện đông người làm mất ổn định trật tự xã hội nhưng VKS không kịp thời phát hiện để kháng nghị.

Thực tiễn trên đã đặt ra yêu cầu cần phải kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm từng bước hoàn thiện BLTTDS bảo đảm phù hợp với thực tế khách quan của sự phát

triển kinh tế, xã hội và thực trạng hoạt động tư pháp dân sự ở nước ta, trong đó có vấn đề xác định đúng đắn thẩm quyền của VKSND trong TTDS, tạo điều kiện cho VKSND thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND. Chính vì những lẽ đó mà Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS theo hướng mở rộng phạm vi tham gia phiên toà, phiên họp của VKSND. Điều 21 BLTTDS đã được sửa đổi theo hướng quy định: VKS tham gia các phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. VKS gia tất cả các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự, phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 2, 3).

Theo quy định này, thì VKS phải tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự trong các trường hợp sau đây:

- VKS có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong 04 trường hợp:

Một là, những vụ án dân sự do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ.

Cùng với việc quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự, BLTTDS cũng quy định trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án và chỉ được tiến hành trong những trường hợp do Bộ luật này quy định (Điều 6, Khoản 2 Điều 85). Quy định về trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể của Việt Nam, đó là:

(1) TTDS nước ta thể hiện sự kết hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi, trong đó yếu tố xét hỏi nổi trội hơn. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là người trực tiếp xây dựng hồ sơ làm cơ sở để giải quyết vụ án và quá trình xác minh, thu thập chứng cứ cũng chính là quá trình xây dựng hồ sơ vụ án. Chính vì vậy, hồ sơ là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc cung cấp, thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật là cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ đầy đủ, chính xác trong quá trình giải quyết vụ việc

dân sự của Tòa án. Thẩm phán có trách nhiệm đảm bảo việc thu thập chứng cứ đầy đủ để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự; việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ là một trong những căn cứ bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại. Vì vậy, BLTTDS quy định trong trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ.

(2) Trong điều kiện hiện cụ thể của nước ta hiện nay, sự hiểu biết pháp luật và khả năng tự bảo vệ của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự còn hạn chế, đặc biệt là đương sự ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, họ cũng không có điều kiện mời Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, khi có tranh chấp dân sự xảy ra, họ không biết phải có các chứng cứ, tài liệu gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, không biết tìm kiếm các chứng cứ đó ở đâu để cung cấp cho Tòa án. Do đó, nếu quy định nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn thuộc về đương sự có thể dẫn đến tình trạng đương sự không có khả năng chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, quy định Tòa án phải hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ là hợp lý.

(3) Hiện nay, nhiều loại tài liệu, giấy tờ là chứng cứ vụ án dân sự đang do nhiều cơ quan, tổ chức bảo quản, quản lý và những tài liệu, giấy tờ đó lại chưa được công khai trong nhân dân. Nhiều trường hợp, việc thu thập chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý là rất khó khăn, đặc biệt có nhiều vụ án đương sự không thu thập được chứng cứ do các cơ quan, tổ chức lưu giữ. Thực trạng đó đòi hỏi đương sự cần được hỗ trợ từ phía Tòa án với vai trò là chủ thể giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của BLTTDS, Thẩm phán được tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85, và các điều từ Điều 86 đến Điều 94 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung). Nếu như trước đây, VKS chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với các vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ đó, thì nay theo quy định của

Một phần của tài liệu Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Trang 61)