Vị trí tiêm thuốc KDT:

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 61)

Theo kết quả phỏng vấn từ các chủ cơ sở sản xuất cho biết, vị trí tiêm thuốc KDT ở cá tra là gốc vây ngực hoặc cơ lưng và tiêm ở các vị trí khác nhau giữa các lần tiêm. Chọn kim tiêm thích hợp để tránh thuốc bị tràn ra hoặc gây thương tích cho cá bố mẹ. Trước khi tiêm, cá thường được cân khối lượng và đánh dấu ký hiệu từng con để dễ dàng định liều lượng kích dục tố. Tổng lượng chất KDT sử dụng tiêm cho 1 kg thể trọng cá cái dao động khoảng 5000 - 6500 UI và được chia cho 3 - 4 lần tiêm. Thời gian giữa các liều sơ bộ 10 - 24 giờ. Thời gian hiệu ứng thuốc (từ liều tiêm quyết định đến khi cá cái rụng trứng) là 8 - 10 giờ ở nhiệt độ 28 - 30oC.

Xác định thời điểm vuốt trứng và kỹ thuật thụ tinh: Tại các cơ sở sản xuất

giống ở tỉnh An Giang hầu hết cho cá thụ tinh chỉ theo một phương pháp là thụ tinh nhân tạo bằng cách vuốt trứng, vuốt tinh và thụ tinh như các hình (Phụ lục 2).

3.2.4.4. Gieo tinh và khử dính trứng: Sau khi cá được tiêm xong thả vào bể đã được cấp nước mới và oxy đầy đủ. Sau lần tiêm cuối cùng 8 - 12 giờ, thì kiểm tra thời điểm phù hợp rụng trứng của cá để tiến hành vuốt. Cá tra là loài đẻ trứng dính, đặc tính của loại trứng này xuất hiện tính dính khi tiếp xúc với nước. Cho nên, trứng được vuốt vào dụng cụ khô và sạch, sau đó bắt cá đực vuốt tinh trực tiếp vào tiếp đến là khuấy đều khoảng 1-2 phút. Trộn trứng với dung dịch thụ tinh nhằm khử dính sơ bộ và nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tiếp tục khuấy đều khoảng 5-10 phút. Kết thúc quá trình khử dính bằng dung dịch Tamin theo tỷ lệ 1:1 trong thời gian 2-3 phút, chắt bỏ dung dịch và rửa lại bằng nước sạch. Sau trứng đã được khử dính hoàn toàn, đưa trứng vào hệ thống bể ấp (Phụ lục 3).

3.2.4.5. Quá trình ấp trứng

Trứng sau khi thụ tinh và khử dính được cho vào hệ thống ấp bình Jar hoặc bình Weis (Phụ lục 3). Thường xuyên điều chỉnh lưu lượng nước trong bể ấp. Sau khi được đưa vào ấp, đường kính trứng sẽ tăng lên do sự trương nước từ 1,5-1,6 mm. Sự tăng kích thước sau khi thụ tinh theo nhiều ý kiến của các cơ sở sản xuất là có lợi vì mở rộng khoảng không gian sinh tồn cho phôi phát triển, cho phép nó quay một cách tự do, tăng cường sự xáo trộn chất dịch quanh noãn hoàng và cải thiện điều kiện trao đổi khí trong quá trình phát triển phôi. Trong quá trình ấp trứng thì các yếu tố như nhiệt độ, oxy, hàm lượng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi.

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng

Chỉ tiêu môi trường Giá trị

pH 7,0 ÷ 8,5

Độ trong (cm) 40 ÷ 100

Nhiệt độ (oC) 28 ÷ 30

Oxy hòa tan (mg/L) > 4

NH3 (mg/L) < 0,09

NO2 (mg/L) < 0,05

(Nguồn: Viện Nghiên cứu NTTS II, 2011) [18]

Theo Nguyễn Chung, thì nhiệt độ thích hợp trong quá trình ấp trứng từ nhiệt độ thích hợp cho phôi cá phát triển từ 28,8 - 30,2oC và thời gian phát triển phôi là từ 18 - 20 giờ. Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao thì phôi phát triển càng nhanh, trên 32oC phôi sẽ chết. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp thì phôi phát triển chậm, dễ bị dị hình, dưới 24oC phôi sẽ ngừng phát triển và chết [5].

Trứng nở sau 22-24 giờ, khi trứng nở cần tăng lượng nước chảy qua bể ấp để loại bỏ vỏ trứng và chất thải ra ngoài, sau khi trứng nở hết đó vớt cá bột ra bể chứa. Hàm lượng oxy 4,1 - 4,5 mg/l thì đảm bảo cho phôi phát triển, nếu oxy quá thấp ≤ 2 mg/l thì đa số phôi sẽ chết, tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ dị hình cao [7].

Trong quá trình ấp thì lượng NH4/NH3 sẽ tăng dần từ 0,5 - 0,67 mg/l do quá trình phân hủy của vỏ trứng tạo ra, nếu hàm lượng này cao hơn 1mg/l sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển phôi.

Ấp trứng và chăm sóc trong quá trình ấp trứng: Tốc độ trao đổi chất luôn đạt

mức tối đa trong quá trình phát triển của ấu trùng. Vì vậy, nhiều sản phẩm của quá trình trao đổi chất được sản sinh ra như khí ammonia và cá bột trong giai đoạn này cũng có độ nhạy cảm cao với môi trường. Như vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo

nước được thay liên tục và trứng trong suốt quá trình phát triển phải chuyển động đều nhằm tránh trứng bị dính với nhau và đảm lượng oxy hòa tan trong nước.

Bảng 3.9: Kết quả sinh sản nhân tạo

Thông số kỹ thuật Trung bình Khoảng dao động

SSS tương đối (trứng/kg cá cái) 6,26 ± 1,41 5 ÷ 10

SL cá bột thu được từ 1 kg trứng đem ấp

(triệu bột) 1,03 ± 0,28 0,7 ÷ 1,5

Tỷ lệ thụ tinh (%) 71,58 ± 8,98 60 ÷ 90

Tỷ lệ nở (%) 75,26 ± 9,50 60 ÷ 90

SL cá bột trong 1 ml trước khi xuất bán (con) 1231,58 ± 179,67 1.000 ÷ 1.500

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Kết quả ở bảng 3.9 thể hiện một số thông tin về kết quả sinh sản, theo đó: Số cá bột thu được từ 1 kg trứng được vuốt ra dao động từ 700.000 - 1.500.000 con, trung bình 1.038.889 con/kg. Một số chỉ tiêu sinh sản: tỷ lệ trứng thụ tinh 60 - 90%, trung bình 71,58%; tỷ lệ nở 60 - 90%, trung bình 75,26; Số cá bột trung bình có trong 1 ml khi xuất bán (20 - 24 giờ sau khi nở) là 1.231,58 con/ml, dao động từ 1.000 - 1.500 con/ml. Các số liệu điều tra chung về kích cỡ cá bột cho thấy có thể kích thước cá bột quá nhỏ hoặc do sự đong đếm chưa chính xác. Dù là nguyên nhân nào thì cũng cho thấy (1) chất lượng của cá bột không cao do kích thước cá bố mẹ nhỏ và (2) làm sai lệch kết quả khi quản lý chăm sóc đàn cá ương nuôi và khi tính toán tỷ lệ sống của đàn cá hương giống. Trong thực tế, người mua cá bột hầu như không quan tâm nhiều hoặc kiểm tra mẫu đong đếm cá bột mà do người bán chủ động đưa ra.

3.2.5. Hoạt động mua bán cá bột

Kết quả điều tra cho thấy có tới 18 cơ sở không kiểm dịch cá bột khi xuất bán. Điều này cho thấy kiểm dịch cá trước khi xuất bán chưa trở thành một thói quen bắt buộc của các nhà sản xuất cá bột cũng như ương nuôi cá giống, đồng thời những quy định của nhà nước, của ngành thủy sản chưa đủ để chế tài hoạt động này.

Việc bảo hành cá bột có một số cơ sở thực hiện như bảo hành trong quá trình vận chuyển và bảo hành cho người ương giống sau khi thả nuôi từ 2 đến 3 ngày. Bảo hành sản phẩm cũng chưa trở thành một thói quen bắt buộc trong mua bán cá bột mà còn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất và thời vụ. Những khi nhu cầu cá bột tăng cao, việc bảo hành hầu như bị bỏ qua.

Các phương thức mua bán cá bột cũng đa dạng, chủ yếu là mua bán tự do, mua bán theo hợp đồng và mua bán theo cả hai hình thức trên.

3.2.6. Quy trình kỹ thuật ương giống cá tra tại tỉnh An Giang

Hình 3.11: Quy trình ương nuôi cá Tra giống tại tỉnh An Giang 3.2.7. Thông tin chung về ương giống

Bảng 3.10: Thông tin về công trình nuôi

Chỉ tiêu Số hộ ương Trung bình Khoảng dao động Tỷ lệ (%) 1. Diện tích (m2) 4.383 ± 3.320 500 ÷ 16.000 Dưới 1.000 2 6,67 1.000 - 5.000 21 70 Trên 5.000 7 23,33 2. Độ sâu (m) 2,45 ± 0,75 1,5 ÷ 3,5 1.5 - 2.0 13 43,33 2.0 - 3.0 12 40 3.0 - 3.5 5 16,67 3. Số vụ ương nuôi 30 2,47 ± 0,73 1 ÷ 3 4. Nguồn giống An Giang 7 23,33 Đồng Tháp 23 76,67

(Số liệu trình bày ở bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn)

Thả cá giống Chăm sóc và quản lý Thu hoạch Chuẩn bị ao nuôi Xử lý ao Chọn giống Quản lý thức ăn Môi trường ao nuôi

Quản lý mầm bệnh và phòng trị bệnh

3.2.7.1. Diện tích ao ương

Qua bảng 3.10 cho thấy, các hộ ương có diện tích từ 1.000 ÷ 5.000 m2 chiếm tỷ lệ lớn nhất 70%, kế đến hộ ương có diện tích trên 5000 m2 chiếm 23,33% và dưới 1.000m2 là 6,67% . Diện tích lớn là do ao ương được chuyển từ diện tích đất ruộng canh tác sẵn có qua làm ao ương nuôi cá.

3.2.7.2. Độ sâu

Mực nước thả cá bột trung bình là 2,45 ± 0,750m, dao động từ 1,5 ÷ 3,5m (Bảng 3.9). Độ sâu của các hộ ương tương đối phù hợp cho việc ương cá tra giống.

Độ trong đạt ở mức trung bình 30 cm, tuy nhiên có ao độ trong chỉ có 40 cm và đến 70 cm. Điều này cho thấy một số hộ ương chưa có độ trong phù hợp, là chỉ tiêu thể hiện thức ăn tự nhiên có đủ hay không và mức độ ô nhiễm của ao.

3.2.7.3. Nguồn nước

Qua kết quả khảo sát, ta thấy các hộ ương cá có điều kiện thuận lợi là gần nguồn nước sông phục vụ cho nhu cầu ương cá, phần nào giúp cho nông hộ chủ động được nguồn nước cấp vào. Tuy nhiên, hầu hết các hộ ương đều lấy nước trực tiếp từ sông vào mà không qua ao lắng lọc, điều này cho thấy họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của ao lắng lọc. Do đó, trong quá trình ương nuôi dễ xuất hiện mầm bệnh và khó khăn trong việc quản lý sức khỏe cá nuôi.

3.2.7.4. Số vụ ương và thời gian ương

Theo kết quả khảo sát, số vụ ương cá trung bình của các hộ là 2,47 vụ, dao động từ 1 ÷ 3 vụ (Bảng 3.10). Tùy theo thị trường và giá cả mà số vụ ương của các hộ có thể thay đổi. Thời điểm thị trường cá tra giống có giá cao thì thu hoạch cá sớm hơn, số vụ ương nuôi nhiều hơn. Ngược lại, giá thấp thì hộ nuôi thường cho cá ăn cầm chừng và đợi giá, có thể treo ao cho vụ tiếp theo nên số vụ ương nuôi thấp. Đa số các hộ ương nuôi diễn ra quanh năm và tùy theo thời điểm giá cá bột cao hay thấp. Mặt khác vẫn chịu sự chi phối của nhu cầu thả giống trong nuôi thương phẩm và nguồn cá bột sản xuất từ các trại sản xuất giống.

3.2.8. Kỹ thuật ương nuôi cá tra giống

3.2.8.1. Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ ương

Có 100% số hộ ương được phỏng vấn trả lời rằng họ thực hiện tất cả thao tác liên quan đến kỹ thuật ương cá tra giống. Hầu hết, các hộ ương đều cải tạo ao trước khi bắt đầu vụ ương mới. Nhìn chung, công tác chuẩn bị ao tương đối tốt do các hộ ương có

nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về ương nuôi cá tra. Đây là khâu quan trọng đối với việc nuôi thủy sản trong ao đất. Vì các yếu tố gây hại cho đối tượng nuôi có thể tồn tại dưới đáy ao. Nên việc cải tạo ao sẽ loại bỏ mầm bệnh tích lũy dưới đáy ao, giải phóng khí độc tích tụ qua nhiều vụ nuôi và loại bỏ những loài cá tạp không mong muốn.

Việc sên vét bùn đáy cũng tùy theo điều kiện của ao để có biện pháp phù hợp. Qua điều tra các hộ ương cá ở địa phương, thường sử dụng biện pháp như hút bùn bằng máy hay thủ công để đưa chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao nuôi. Tuy nhiên, hiện nay việc sên vét bùn đối với ao ương của các hộ nuôi trực tiếp đổ thẳng ra ngoài môi trường, điều này rất nguy hiểm, có thể gây bất lợi cho nguồn nước cấp và bất lợi cho nghề ương cá tra.

Sau khi vét bùn đáy trong ao, các hộ ương thường sử dụng vôi trong cải tạo ao và diệt cá tạp với liều lượng 10 - 15 kg/m2. Việc sử dụng vôi trong ương giống được người dân quan tâm và xác định đây là việc làm không thể thiếu trong quá trình cải tạo ao nuôi, nhất là ương cá tra giống.

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ ương đều gây thức ăn tự nhiên và một số hộ ương có sử dụng thức ăn hỗn hợp chế biến bán sẵn của các công ty nhưng tỷ tệ sử dụng chưa cao. Các hộ ương cần kiểm nghiệm chất lượng và mức độ ảnh hưởng của thức ăn này đến giá thành con giống.

3.2.8.2. Kỹ thuật thả giống

Nguồn giống

Nguồn cá bột lựa chọn cho ương cá hương/giống chủ yếu từ khu Hồng Ngự (Đồng Tháp) chiếm 76,67% (Bảng 3.10). Điều này, thể hiện chất lượng con giống có liên quan cá bột tập trung chính ở khu vực này. Lý do lựa chọn nguồn cá bột ở Hồng Ngự nhiều hơn trong tỉnh là theo truyền thống, giá thành thấp, bao vận chuyển, tỷ lệ sống cao và tăng trưởng tốt.

Phương pháp và thời điểm thả cá

Thuần cá bột trước khi thả vào ao là khâu kỹ thuật quan trọng, giúp cá bột thích ứng được với nhiệt độ nước trong ao ương. Việc thuần hóa cá bột trước khi thả cá đều được các hộ ương thực hiện khoảng 15 - 20 phút. Tùy vào thời điểm nhận cá bột từ cơ sở sản xuất giống mà các hộ ương thả giống. Đa số các hộ ương thả cá vào buổi tối, dao động từ 19 – 22 giờ. Đây là thời điểm tốt để thả cá vì môi trường nước mát ít biến động nhiệt độ.

Mật độ ương cá

Bảng 3.11: Mật độ ương giống cá tra tại An Giang

Mật độ ương (con/m2) Số hộ ương Tỷ lệ (%)

Dưới 1.000 3 10

1.000 21 70

Trên 1.000 4 13,33

Kết quả về mật độ ương cá tra giống qua phỏng vấn 30 hộ được thể hiện qua bảng. Ao ương có mật độ thả 1.000 con/m2 là chiếm tỷ lệ cao nhất với 70%, ao có mật độ trên 1.000 con/m2 chiếm 13,33% và thấp nhất ương với mật độ dưới 1.000 con/m2 chiếm 10%. Mật độ ương nuôi trung bình là 996.667 ± 129.942; dao động 500 ÷ 1.200 con/m2 (Bảng 3.11). Từ đó, cho thấy mật độ ương của các nông hộ cũng ít khác nhau. Tuy nhiên qua thực tế điều tra, đa số mật độ ương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích ao ương, kinh nghiệm và giá cá bột trên thị trường (cá bột rẻ thì thả nhiều, giá cao thì thả hạn chế lại). Tuy nhiên, một số hộ khác thì cho rằng trong quá trình ương nuôi lúc nào cũng xảy ra tình trạng hao hụt, do đó tâm lý thả cá bột nhiều dù hao hụt có cao đi nữa cũng sẽ còn lại một phần cá trong ao để xuất bán. Điều này dẫn đến làm ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của cá.

Mật độ ương trung bình các hộ ương cá tra cao sẽ làm thiếu thức ăn ở giai đoạn đầu khi cá chỉ ăn thức ăn tự nhiên, thiếu oxy và có thể gây ô nhiễm nguồn nước giai đoạn ương sau làm giảm tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá hương và cá giống.

3.2.8.3. Thức ăn và cách cho cá ăn

Có rất nhiều loại thức ăn để ương nuôi cá tra nhưng những loại thức ăn có chất lượng cao thường được ưa chuộng. Vì vậy, hiện nay các hộ ương giống tại An Giang đều sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 28 - 40% và có kích cỡ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của đàn cá mà lựa chọn cho phù hợp. Sử dụng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm như thành phần dinh dưỡng cân đối và ổn định, ít tan trong nước, đa dạng về chuẩn loại và thời gian bảo quản được lâu. Hầu hết, khi cho cá ăn các hộ ương nuôi đều đảm bảo được 4 định “lượng, chất, vị trí và thời gian” nhằm giúp cá tăng trưởng tốt và hạn chế ô nhiễm ao ương.

Kỹ thuật cho cá ăn

Kết quả điều tra thực tế đã chứng tỏ rằng, các hộ ương nuôi cá tra giống ở An Giang thường cho cá ăn 4lần/ngày ở giai đoạn đầu và giảm dần 2 lần/ngày giai đoạn

sau. Theo quan sát, các hộ ương có nhiều cách khi cho cá ăn, nhưng thường chủ yếu là 02 phương pháp sau:

Phương pháp bơi xuồng cho cá ăn: Phương pháp cho ăn này hạn chế được cá ít

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cá tra Pangasianodon Hypopthalmus (Sauvage, 1878) tại tỉnh An Giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)